Cựu phó thống đốc Ngân hàng nhà nước được giảm án, vì sao?

Bốn bị cáo khác là Hà Tấn Phước (cựu tổ trưởng tổ giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNH), phó giám đốc NHNN Chi nhánh Long An, bị cấp sơ thẩm tuyên phạt hai năm tù), Lê Văn Thanh (cựu chánh Thanh tra NHNN tỉnh Long An, bị cấp sơ thẩm tuyên hai năm sáu tháng tù), Phạm Thế Tuân (cựu phó giám đốc Ngân hàng Vietcombank Chi nhánh TP.HCM, bị tuyên phạt một năm tù), Ngô Văn Thanh (cựu phó phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ Ngân hàng Vietcombank Long An, bị phạt một năm sáu tháng tù).

Sau phiên tòa sơ thẩm, cả năm bị cáo đều kháng cáo.

Tại tòa, bị cáo Bình cho rằng cấp sơ thẩm tuyên phạt ông ba năm tù là quá cao, không đúng với hành vi của ông. Bị cáo Bình mong HĐXX xem xét nếu không miễn trách nhiệm hình sự thì giảm nhẹ hình phạt và cho ông hưởng án treo. Các bị cáo khác thừa nhận hành vi phạm tội, xin giảm nhẹ hình phạt và xin cho hưởng án treo.

VKS cho rằng cấp sơ thẩm đã truy tố, xét xử các bị cáo là có cơ sở, đúng người, đúng tội, mức án đã tuyên là hoàn toàn tương xứng với hành vi phạm tội của các bị cáo. VKS đề nghị HĐXX không chấp nhận kháng cáo của tất cả bị cáo.

Các bị cáo đang nghe tuyên án. Ảnh: MINH CHUNG

HĐXX nhận định bị cáo Bình có bút phê trái chỉ đạo của Thủ tướng. Bình đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu, không biết rõ năng lực tài chính của nhóm cổ đông mới.

Đây chính là nguyên nhân đổ vỡ phương án tái cơ cấu ngân hàng, tạo điều kiện cho Phạm Công Danh biến ngân hàng thành công cụ phạm tội... Cấp sơ thẩm truy tố, xét xử bị cáo về tội thiếu trách nhiệm là có cơ sở, đúng pháp luật.

Rất đông người đến nghe tuyên án. Ảnh: MINH CHUNG

Theo HĐXX phúc thẩm quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phước, Ngô Văn Thanh, Lê Văn Thanh và Tuân không thực hiện đúng và đầy đủ nhiệm vụ của mình, tạo điều kiện cho Phạm Công Danh thực hiện hành vi phạm tội. 

Cấp sơ thẩm đã xem xét các tình tiết giảm nhẹ của các bị cáo, nguyên nhân điều kiện xảy ra phạm tội, sự tinh vi của nhóm Phạm Công Danh... Án sơ thẩm tuyên phạt các bị cáo với các mức án đó không sai, không oan và đã có tính khoan hồng.

Tuy nhiên, đối với bị cáo Ngô Văn Thanh làm việc theo sự chỉ đạo của tổ trưởng, vai trò hạn chế hơn và cung cấp thêm tình tiết giảm nhẹ (cha là thương binh) nên giảm nhẹ một phần hình phạt để đảm bảo tính công bằng với các bị cáo khác.

HĐXX đang tuyên án. Ảnh: MINH CHUNG

Về việc các bị cáo xin hưởng án treo, HĐXX cho rằng tuy các bị cáo có nhân thân tốt, có nhiều tình tiết giảm nhẹ. Nhưng hành vi của các bị cáo gây hậu quả là đặc biệt nghiêm trọng, thiệt hại lên đến hàng ngàn tỉ đồng nên không thể cho các bị cáo hưởng án treo.

Tuy nhiên, HĐXX cho rằng xét chung với các bị cáo trên 60 tuổi, khi có điều kiện về nhân thân tốt, bị tuyên án mức hình phạt từ ba năm tù trở xuống thì nên vận dụng thêm các quy định trong Luật Người cao tuổi để áp dụng chế định án treo đối với các bị cáo. Trong năm bị cáo có hai bị cáo là Bình và Tuân trên 60 tuổi nên HĐXX chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của hai bị cáo.

Từ đó, HĐXX tuyên không chấp nhận của Phước và Lê Văn Thanh; chấp nhận kháng cáo xin giảm nhẹ của Ngô Văn Thanh, tuyên phạt Ngô Văn Thanh một năm tù. HĐXX chấp nhận kháng cáo xin hưởng án treo của Bình và Tuân, tuyên phạt Bình ba năm tù và Tuân một năm tù nhưng cho hưởng án treo.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm