Chủ quán Xin chào được xin lỗi, bồi thường oan ra sao?

LS Lưu Văn Tám (Phó Chủ nhiệm Đoàn LS tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, quyết định đình chỉ của VKSND huyện được coi là văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận ông Tấn bị làm oan. Đây chính là cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thường oan của cơ quan làm oan mà ở đây cụ thể là VKSND huyện Bình Chánh.

Theo đó ngay trong ngày hôm nay ông Tấn có thể làm đơn gửi đến VKSND huyện yêu cầu được bồi thường do cơ quan này đã làm oan ông.

Ông Tấn có quyền yêu cầu VKS huyện hai nội dung: Thứ nhất là phải bồi thường danh dự, cụ thể là VKS phải xin lỗi công khai ông tại địa phương và trên báo chí theo quy định. Thứ hai là bồi thường thiệt hại về vật chất trong thời gian bị truy tố oan, gồm thiệt hại thực tế bị mất thu nhập và các chi phí thực tế ông phải bỏ ra trong quá trình bị làm oan như chi phí đi lại, tư vấn luật sư…

Bước tiếp theo là sau khi nhận được văn bản yêu cầu của ông Tấn, VKSND huyện phải mời ông lên thương lượng tại VKSND huyện (có thể gặp nhau nhiều lần). Nếu hai bên thương lượng thành công thì VKS ra quyết định bồi thường cho ông và thực hiện theo quy định.

Trường hợp không thương lượng được thì theo Luật Bồi thường nhà nước, ông Tấn có quyền khởi kiện VKSND huyện ra tòa cùng cấp đó là TAND huyện Bình Chánh. Theo quy định của pháp luật thì tòa phải thụ lý giải quyết yêu cầu này, không được từ chối. Kết quả của phiên tòa thể hiện bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án, và cơ quan chịu trách nhiệm thi hành bản án này là Chi cục THA dân sự huyện Bình Chánh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm