Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6-2017 (phần 1)

Giảm một loạt các mức đóng bảo hiểm xã hội
Giảm từ 1% xuống còn 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 (trừ đối tượng là người giúp việc) gồm:
Giảm từ 1% xuống còn 0,5% trên lương cơ sở đối với người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014 gồm: Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí).
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ một đến dưới ba tháng sẽ thực hiện quy định trên kể từ ngày 1-1-2018.
(Nghị định 44/2017/NĐ-CP quy định mức đóng BHXH bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6).
Không bắt buộc đổi bằng lái xe sang thẻ PET
Từ ngày 1-6, khuyến khích thực hiện đổi GPLX bằng giấy bìa sang GPLX bằng vật liệu PET trước ngày 31-12-2020 thay vì bắt buộc phải thực hiện chuyển đổi theo lộ trình như quy định trước đây.
Người có GPLX có thời hạn phải thực hiện đổi GPLX trước khi hết thời hạn sử dụng, trong khi quy định cũ cho phép người có GPLX quá thời hạn sử dụng dưới ba tháng, có tên trong hồ sơ của cơ quan quản lý sát hạch vẫn được xét cấp lại giấy phép.
Người có GPLX hạng E đủ 55 tuổi đối với nam và 50 tuổi đối với nữ, có nhu cầu tiếp tục lái xe, nếu có đủ sức khỏe theo quy định, được xét đổi GPLX từ hạng D trở xuống.
(Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6).
Quy định mới về nhãn hàng hóa
Nhãn hàng hóa phải được nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm ghi nhãn hàng hóa yêu cầu tổ chức, cá nhân khác thực hiện việc ghi nhãn thì tổ chức, cá nhân đó vẫn phải chịu trách nhiệm về nhãn hàng hóa của mình.
Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định của nghị định này thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
(Nghị định 43/2017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-6).
Nghiêm cấm bán rượu bia cho trẻ em
Nghiêm cấm bán cho trẻ em hoặc cho trẻ em sử dụng rượu bia, thuốc lá và chất gây nghiện, chất kích thích khác, thực phẩm không bảo đảm an toàn, có hại cho trẻ em; công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ bảy tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em…
Trẻ em có các quyền được pháp luật bảo đảm và bảo vệ như quyền sống; quyền bí mật đời sống riêng tư; quyền được sống chung với cha, mẹ; quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi; quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục, không bị bóc lột sức lao động, không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt; quyền được đảm bảo an sinh xã hội; quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội; quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn…
(Luật Trẻ em số 102/2016/QH13 của Quốc hội có hiệu lực từ ngày 1-6 quy định).
Chế độ tiền công đối với người lao động
Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH quy định người lao động đăng ký tham gia dự án, hoạt động thực hiện chính sách việc làm công (làm việc theo hình thức cộng đồng) được thỏa thuận tiền công nhưng phải đảm bảo: Không thấp hơn lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm đủ tám giờ/ngày và 26 ngày/tháng.
Trường hợp người lao động làm không đủ tám giờ/ngày hoặc 26 ngày/tháng thì tiền công tính theo giờ và không được thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng chia 26 ngày và chia tám giờ.
Trường hợp người lao động làm thêm giờ thì được thanh toán tiền công theo giờ nhưng không được thấp hơn tiền lương tối thiểu vùng chia 26 ngày và chia tám giờ.
Thời gian làm việc: Không quá tám giờ/ngày. Trường hợp làm thêm thì tổng số giờ làm việc và số giờ làm thêm không quá 12 giờ/ngày. Người lao động được nghỉ ít nhất một ngày/tuần hoặc trung bình bốn ngày/tháng đối với trường hợp chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần.
(Thông tư 11/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm về chính sách việc làm công).
Xem thêm: Chính sách mới có hiệu lực trong tháng 6-2017 (phần 2)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm