Bảo hiểm xã hội phải chi trả trợ cấp cho đến ngày tòa tuyên bố người mất tích

Tòa nhận định BHXH tỉnh Yên Bái ra quyết định dừng chi trả trợ cấp hưu trí cho ông Ngô Văn Thuận (chồng bà Nâu) không có căn cứ pháp luật. Việc tòa án cấp sơ thẩm và tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận quyết định dừng chi trả trợ cấp và bác yêu cầu khởi kiện của bà Nâu là không đúng.

Theo hồ sơ, ông Thuận là người làm việc tại Trường Công nhân Kỹ thuật Yên Bái, đã nghỉ hưu và hưởng trợ cấp hưu trí hằng tháng tại BHXH TP Yên Bái từ tháng 12-1993.

Ngày 28-5-2001, ông Thuận bỏ nhà đi không rõ lý do, gia đình đã tìm kiếm nhưng không có kết quả.

Ngày 28-3-2002, BHXH tỉnh Yên Bái ra quyết định tạm dừng hưởng lương hưu trợ cấp BHXH đối với ông Thuận từ ngày 1-9-2001, lý do: ông không có mặt tại địa bàn cư trú, không đến trình báo tại cơ quan BHXH và bản thân ông không có giấy ủy quyền lĩnh thay trợ cấp theo quy định.

Về phía bà Nâu, cuối năm 2005 bà yêu cầu TAND TP Yên Bái ra quyết định tuyên bố ông Thuận mất tích. Đến năm 2008, bà Nâu tiếp tục yêu cầu tòa án tuyên bố ông Thuận đã chết và được chấp nhận.

Cuối năm 2008 bà Nâu có đơn đề nghị BHXH Yên Bái giải quyết chế độ tử tuất một lần cho ông Thuận.

Ba tháng sau, BHXH Yên Bái thanh toán chế độ tử tuất một lần cho gia đình bà Nâu tất cả gần 11,5 triệu đồng. Bà Nâu đưa đơn khiếu nại việc thanh toán tiền tử tuất và đề nghị xem xét trợ cấp thêm trong những năm ông Thuận mất tích.

Cuối năm 2009 bà Nâu nộp đơn khởi kiện yêu BHXH chi trả tiền lương hưu của ông Thuận từ khi ông Thuận bỏ đi đến khi tìa án tuyên bố ông Thuận chết, tổng số 53 tháng, số tiền hơn 106 triệu đồng.

Trong phiên xử sơ thẩm, TAND TP Yên Bái đã quyết định không chấp nhận yêu cầu của bà Nâu. Sau đó bản án này được TAND tỉnh Yên Bái phúc thẩm giữ nguyên bản án sơ thẩm.

BHXH tỉnh Yên Bái ra quyết định “Về việc tạm dừng hưởng lương hưu trợ cấp BHXH đối với ông Thuận” với lý do ông không có mặt tại địa bàn cư trú, không đến trình báo tại cơ quan BHXH và bản thân ông không có giấy ủy quyền lĩnh thay trợ cấp theo quy định.

Quyết định này căn cứ vào quy định về quản lý chi trả các chế độ BHXH thuộc hệ thống BHXH Việt Nam, ban hành kèm theo Quyết định số 2903/1999/QĐ-BHXH ngày 24-11-1999 của tổng giám đốc BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, quy định về quản lý chi trả các chế độ BHXH của tổng giám đốc BHXH Việt Nam chỉ quy định về thủ tục chi trả và nhận chế độ BHXH chứ không quy đ?nh vi?c d?ng chi tr? ch? ?? BHXH.

ịnh việc dừng chi trả chế độ BHXH.

Và theo quy định khoản 3 Điều 62 Luật BHXH và điểm c khoản 1 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22-12-2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật BHXH về BHXH bắt buộc thì người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng khi bị tòa án tuyên bố là mất tích.

Cuối năm 2005, TAND TP Yên Bái mới ra quyết định tuyên bố ông Thuận mất tích nhưng BHXH đã ra quyết định dừng tạm chi trả trợ cấp BHXH của ông Thuận từ ngày 1-9-2001. Vì vậy trong trường hợp này, lẽ ra tòa sơ và phúc phẩm phải buộc BHXH chi trả trợ cấp BHXH của ông Thuận cho đến khi tòa án ra quyết định tuyên bố là mất tích có hiệu lực pháp luật.

Còn về án phí, theo quy định của khoản 3 Điều 166 Bộ luật Lao động, người lao động được miễn án phí trong các hoạt động tố tụng để đòi trợ cấpBHXH.

Căn cứ luật, hai cấp tòa sơ và phúc thẩm buộc bà Nâu phải nộp tiền tạm ứng án phí và phải chịu án phí sơ thẩm, án phí phúc thẩm là không đúng.

HOÀNG YẾN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm