Vietnam Airlines nói gì về khoản vay 12.000 tỉ đồng

Mặc dù đường bay nội địa hồi phục nhanh, sản lượng khai thác nhanh chóng tăng tốc trở lại cao hơn cùng khoảng 14%, tuy nhiên do tình trạng "mất máu nhanh" vẫn khiến khoản lỗ của Hãng hàng không Vietnam Airlines giao động từ 15.000-16.000 tỉ đồng do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch COVID-19. Ông Trần Thanh Hiền, Trưởng ban Tài chính kế toán Vietnam Airlines đã thông tin như vậy khi nói về sự kế hoạch phục hồi.

Từ đó, ông Hiền đề cập đến khoản tiền 12.000 tỉ đồng mà hãng đề xuất Chính phủ cho vay trong tình thế "mất máu nhanh" trước khi hãng dự tính sẽ hết tiền vào tháng 8 tới nếu không có nguồn tiền bơm thêm. 

“Trước khi bùng phát dịch, hãng đã có nguồn tiền tích lũy lành mạnh khoảng 4.000 tỉ đồng nhưng sau đó nguồn tiền này rơi vào tình trạng "mất máu nhanh" do phải hoàn trả lại tiền vé cho khách trong thao tháng 2 và 3 đã đặt trước đó khá lớn”, Trưởng ban Tài chính Kế toán của Vietnam Airlines nói. 

Vietnam Airlines cho biết đường bay nội địa hồi phục nhanh, sản lượng khách tăng so cùng kì nhưng doanh thu giảm do chính sách giảm giá vé để khích cầu. Ảnh: P. ĐIỀN

Ông Hiền tính toán năm 2020, doanh thu của hãng giảm khoảng 50.000 tỉ đồng, trong đó khoản lỗ gần 20.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ sau tết hãng đã chuẩn bị các tình huống và lên kế hoạch ứng phó và cắt giảm các chi phí nên khoản lỗ còn khoảng 15.000-16.000 tỉ đồng. 

Chưa kể, chi phí cố định mất khoảng  2.100 tỉ đồng/tháng. Đây là khoản chi phí lớn đối với ngành hàng không, trong đó gồm chi phí thuê máy bay, khấu hao bảo dưỡng sửa chữa máy bay và chi phí nhân công. 

Đáng chú ý, trong quá trình thương thảo có đối tác cho hãng thuê máy bay đã giảm khoảng 1.000 tỉ đồng. Về khoản "giải cứu" khẩn cấp 12.000 tỉ đồng trong tình thế "mất máu nhanh", trưởng ban tài chính của Vietnam Airlines kiến nghị Chính phủ với lãi suất thấp là có căn cứ và cơ sở thực tiễn, vì hiện nhà nước nắm 86% vốn.

Khoản vay này không chỉ để hãng vượt qua giai đoạn khó khăn mà không để lại di chứng sau khi phục hồi. Từ đó, hãng sẽ tự thân bằng nhiều phương án để thoát khỏi khủng hoảng, sắp xếp trả lại khoản vay này là có căn cứ và đủ thực lực vì khối tài sản của hãng khá lớn vào khoảng 70.000 tỉ đồng.

Ngoài ra, hãng triển khai các kế hoạch tài chính trung và dài hạn để thu hút dòng tiền phục hồi trở lại như năm 2019. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.