Việt Nam phát triển thứ hai châu Á

GDP tăng trưởng liên tục trong vòng 15 năm qua đạt 7,6%. Hy vọng là đến năm 2008, mức tăng trưởng này sẽ vượt 9%.

Ông Peter cũng khẳng định sự đúng đắn của mình khi đến đầu tư tại Việt Nam. “Tôi đã có mặt ở Việt Nam từ năm 1992 và chỉ sau một tuần tìm hiểu trực tiếp với các cấp chính quyền, tôi nhận thấy sự thuận lợi khi làm ăn tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam đã giữ chân tôi lại” - ông Peter bày tỏ.

Đánh giá về sức hấp dẫn của môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ông Peter cho biết ngay sau khi là thành viên chính thức của WTO, sức hấp dẫn của Việt Nam tăng lên rất nhiều. Điều đó thể hiện ở sự cam kết thông suốt của Chính phủ Việt Nam cũng như các địa phương. Cụ thể là cơ chế một cửa đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, Việt Nam là nền kinh tế có nhiều bùng nổ bởi với gần 90 triệu dân với nguồn nhân lực dồi dào, chăm chỉ, thông minh. Không chỉ là nền kinh tế xuất khẩu (năm 2006, xuất khẩu nông sản đạt 40 triệu USD) mà đây còn là nền kinh tế có mức tiêu dùng trong nước rất mạnh mẽ.

Thị trường vốn đang bùng nổ 18 tháng qua với hơn 2.000 công ty niêm yết. Và chắc chắn trong tương lai thị trường tài chính còn rất nhiều tiềm năng với mức tăng trưởng không thấp hơn 100%. Ông Peter còn khẳng định thêm, chắc chắn năm năm nữa, các nhà đầu tư sẽ đến Việt Nam rất đông. Tổng vốn thu hút đầu tư nước ngoài mỗi năm đạt 12 tỷ USD là rất có thể.

Với hai dự án lớn thuộc lĩnh vực bất động sản, ông Budiarsa Sastrawinata - Tổng Giám đốc Ciputra cũng khẳng định sẽ tiếp tục đầu tư thêm một dự án nữa. Và ông Budiarsa Sastrawinata cũng cho biết là sẽ ở Việt Nam lâu dài.

Đồng ý với những nhận định của ông Peter, ông Budiarsa Sastrawinata cũng cho rằng việc gia nhập WTO đã mang lại nhiều thay đổi cho Việt Nam, đã gạt bỏ những nghi ngờ của các nhà đầu tư nước ngoài về môi trường đầu tư của Việt Nam. Việt Nam trở thành nước hấp dẫn thứ hai châu Á chỉ sau Trung Quốc.

LÊ THANH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm