Việt Nam nguy cơ ‘mắc kẹt’ trong bẫy thu nhập trung bình

Ông Erwin Schweisshelm, Trưởng đại diện của FES, nhận định Việt Nam có nhiều thay đổi trong hơn 26 năm qua và trong những năm tới sẽ có nhiều thay đổi khi tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nhưng điều đó không có nghĩa là Việt Nam có con đường phát triển hoàn hảo và có thể tránh được bẫy thu nhập trung bình.

“Việt Nam đang có nguy cơ mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình và khó thoát ra khỏi tình trạng này nếu không có các giải pháp cải cách mạnh mẽ, quyết liệt” - ông nhấn mạnh.

Cũng theo ông Erwin, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, thâm dụng lao động, phụ thuộc quá nhiều vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); năng suất lao động thấp, hiệu quả đầu tư không cao. Điều này nghĩa là chất lượng tăng trưởng thấp.

Để khắc phục tình trạng này, ông Erwin Schweisshelm khuyến nghị: “Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia như Indonesia, Bangladesh, hay từ Đức để tìm các chính sách phát triển bền vững khi tham gia WTO và TPP. Bản chất của một quốc gia là xây dựng một kế hoạch phát triển phù hợp chứ không thể lấy mô hình Trung Quốc, Singapore hay Nhật Bản… áp dụng cho mình. Cần xây dựng nội lực và sức mạnh cạnh tranh lành mạnh giữa các nền kinh tế sẽ giúp cho Việt Nam phát triển bền vững”.

Bình luận về các vấn đề liên quan đến bẫy thu nhập trung bình mà Việt Nam đang đối diện, TS Trương Minh Huy Vũ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế (SCIS), nhấn mạnh chất xám là yếu tố thúc đẩy Việt Nam thoát khỏi bẫy trung bình. Hơn nữa quyền tư hữu hiện nay tại Việt Nam đang được khôi phục có trật tự sẽ tạo sự ổn định phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm