Vì sao sông Đà kiếm tiền khủng giữa 'cơn bão' nước bẩn?

Sau hơn một tuần xảy ra vụ nước sinh hoạt của dân Hà Nội bị nhiễm bẩn, cổ phiếu của sông Đà vẫn tăng mạnh.
Theo đó, ngày 15-10, thời điểm không thể bưng bít thông tin và chấp nhận công bố nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn, giá cổ phiếu sông Đà rớt kịch trần, mất 1.700 đồng vào phiên giao dịch ngày 16-10, rớt xuống còn 33.000 đồng.
Nhưng điều kỳ lạ, những ngày sau đó, cổ phiếu sông Đà lại quay đầu tăng, không chỉ lấy lại giá trị đã mất mà còn tăng đến 3.400 đồng. Và phiên giao dịch ngày đầu tuần 21-10, giá cổ phiếu sông Đà là 35.900 đồng. Như vậy đến thời điểm này giá trị vốn hóa của sông Đà còn tăng thêm 250 tỉ đồng.
Điều này cũng không có gì quá khó hiểu khi sông Đà làm ăn hiệu quả. Khi cứ hai đồng doanh thu là có một đồng lợi nhuận.
Thật vậy, báo cáo tài chính quý III-2019 của sông Đà vừa được phát hành trong tâm bão cuộc khủng hoảng nước sạch cho thấy doanh thu là 138 tỉ đồng tăng 17% và lãi ròng là 72 tỉ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ.
Lũy kế chín tháng, công ty ghi nhân doanh thu thuần tăng 21% lên 402 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế thu về 199 tỉ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2018. 
Sông Đà kinh doanh rất tốt khi cả doanh thu lẫn lợi nhuận đều tăng qua từng năm. Năm 2018 là đạt hiệu quả cao nhất khi có doanh thu gần 470 tỉ đồng và lợi nhuận sau thuế là 218 tỉ đồng.
Theo một chuyên gia, doanh thu và lợi nhuận sông Đà tăng vì đơn giản nhu cầu sử dụng nước sạch tăng rất cao theo từng năm, cùng với đó là việc được phép tăng giá bán khiến cho nguồn tiền đổ vào ngày càng nhiều. Trong khi các khoản chi phí rất thấp, như chi phí lãi vay của chín tháng đầu năm là 398 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ là 5,7 tỉ đồng. Còn các khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng không đáng kể. Chính điều này đã góp phần tăng tốc kết quả kinh doanh sông Đà.
Tuy nhiên, dù tiền nhiều nhưng sông Đà chưa xem xét việc bồi thường cho người dân vì cung cấp nước nhiễm bẩn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm