Vì sao giá dầu thế giới giảm, giá trong nước lại tăng sốc?

Nhiều người thắc mắc thời gian gần đây giá dầu thế giới liên tục giảm nhưng không hiểu vì sao giá dầu trong nước lại tăng mạnh trong kỳ điều hành mới nhất.

Cụ thể, liên Bộ Công Thương – Tài chính ngày 2-4 phát đi thông tin về điều hành giá xăng dầu. Trong kì điều hành này, cơ quan điều hành đã quyết định cho phép các doanh nghiệp tăng giá bán tất cả các mặt hàng xăng dầu ở mức từ 1.000 đến gần 1.500 đồng/lít.

Trong đó, giá xăng A95 tăng cao nhất ở mức 1.484 đồng/lít, lên 20.033 đồng/lít; xăng sinh học E5 cũng tăng ở mức 1.377 đồng/lít, lên 18.588 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu cũng được tăng mạnh như dầu diesel 0.05S tăng 1.219 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 1.086 đồng/lít; dầu madut 180CST 3.5S tăng 1.127 đồng/kg.

Đáng chú ý, theo số liệu từ Bộ Công Thương, giá dầu thành phẩm thế giới trong 15 ngày qua đều giảm. Cụ thể, giá dầu diesek 0.05S ở mức 80,1 USD/thùng, giảm 0,315 USD/thùng, tương đương -0,39% so với kỳ trước; dầu hỏa ở mức 79,878 USD/thùng, giảm 0,138 USD/thùng, tương đương -0,17%; dầu madut ở mức 426,593 USD/tấn dầu, giảm 6,539 USD/tấn, tương đương -1,51% so với kỳ trước.

Bộ Công Thương cho biết, việc điều chỉnh giá xăng dầu trong kì điều hành này xuất phát từ giá thế giới trong 15 ngày qua ở mức cao. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính điều chỉnh thuế nhập khẩu bình quân gia quyền của quý II ở mức cao hơn quý I, đã tác động đến giá cơ sở xăng dầu.

Bộ Công Thương cũng lý giải việc điều hành như trên nhằm mục đích giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo giá bán xăng dầu trong nước phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, phù hợp với tình hình kinh tế xã hội và tình hình thực tế của Quỹ Bình ổn giá xăng dầu; đồng thời tiếp tục góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân.

Trước đó, tại kì điều hành giá ngày 18-3, liên bộ đã quyết định giữ giá xăng dầu và tăng xả quỹ bình ổn giá. Lý giải tại thời điểm đó, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết cơ quan điều hành giữ giá xăng để đảm bảo chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, trong bối cảnh tăng giá điện từ ngày 20-3-2019.

Ông Đông cũng khẳng định, Bộ Công Thương đã tính toán đầy đủ các phương án điều hành để đảm bảo giá xăng dầu không tăng sốc khi số dư quỹ bình ổn giảm mạnh và giá thế giới có xu hướng tăng.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng giá dầu tăng sốc ở kỳ điều hành ngày 2-4 xuất phát từ kiểu điều hành lúng túng, thiếu chuyên nghiệp. Cụ thể, ở những kỳ điều hành trước, cơ quan chức năng đã xã mạnh quỹ bình ổn xăng dầu để ổn định giá. Nhưng nay quỹ này đã cạn kiệt, do vậy phải tăng sốc giá dầu trong nước để "bù" vào những lần không tăng, dù giá dầu thế giới giảm.

Cách điều hành này không đúng tín hiệu thị trường. Nói cách khác, lúc cần tăng thì không tăng, lúc không nên tăng cao thì lại tăng rất sốc. Do vậy cơ quan hữu trách cần phải có giải pháp điều hành giá sát với thị trường, đúng nhịp điệu thị trường chứ không nên chạy theo thành tích mà điều hành kiểu giật cục, áp đặt gây ra những biến động  khó lường cho thị trường.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.