Vàng chính thức quay lại mốc 50 triệu đồng/lượng

Suốt 2 tuần qua, giá vàng đã rớt xuống vùng giá 1.700 USD do dữ liệu kinh tế vĩ mô của Mỹ tốt lên, cũng như đồng tiền USD mạnh lên. Tuy nhiên, sau khi bán tháo mạnh, các nhà đầu tư bắt đầu mua vàng trở lại giúp hỗ trợ giá vàng tăng. 

Tiến sĩ Greeni Maheshwari, Đại học RMIT cho biết, trước đó giá vàng giảm do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) báo hiệu lãi suất cao hơn trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát gia tăng, điều này cũng ngụ ý đồng USD mạnh hơn.

Do FED đang tìm cách kiểm soát tỉ lệ lạm phát sớm hơn bằng cách tăng lãi suất và tin tức này đã bị coi là tiêu cực và ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư vàng.

Theo vị chuyên gia Đại học RMIT, nhìn trong khoảng thời gian ngắn hạn gần đây thì thấy bắt đầu từ ngày 11-6, giá vàng còn chạm mốc 1.877 USD/ounce, nhưng sau đó trượt khỏi mốc 1.800 USD.

Trong 1 tháng qua, giá vàng đã giảm 121 USD, tương đương giảm 6,4% giá trị. Tính theo mức giá vàng cao nhất mọi thời đại được thiết lập vào tháng 8-2020 là 2.070 thì vàng đã mất gần 14%.

"Với kịch bản hiện tại này, khó có thể nói giá vàng sẽ vượt ngưỡng 2.000 USD trong bối cảnh các hành động của FED đã phác họa phần nào con đường đi phía trước.

Điều này sẽ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư và có thể tiếp diễn trong một số tháng tiếp theo. Dù vậy,  có thể dự đoán vàng có thể phục hồi về mức giá 1.900 USD vào cuối năm 2021", tiến sĩ Greeni Maheshwari nói.

Tổng hợp

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm