Toilet hạng sang làm hoa mắt người Trung Quốc

“Em phải thử cái này. Thật là sướng.” Nghe thấy thế mặt cô nhân viên bán hàng tươi hẳn.

Chiếc bồn cầu đó có giá 400 USD, hàng của hãng Toto, Nhật Bản. Dong và vợ vừa mua căn hộ rộng hơn 200 mét vuông ở khu chung cư cao cấp thành phố Bắc Kinh và họ đã sẵn sàng chi một khoản kha khá cho những chiếc bồn cầu bắt mắt trong nhà. Mẫu này có thùng nước mỏng và tiếng giật nước rất êm, đúng như mong muốn của cặp vợ chồng.

Toilet hạng sang làm hoa mắt người Trung Quốc ảnh 1
Một cửa hàng bán đồ vệ sinh ở Bắc Kinh. Ảnh: NYT

“Hiện nay, người dân Trung Quốc rất quan tâm đến bếp và nhà tắm trong căn hộ mới của mình,” Dong 37 tuổi, nói. “Điều này quả thực rất khác so với thời tôi còn bé. Chúng tôi từng phải dùng chung nhà tắm và chỉ có nhà xí xổm.”

Thị trường nhà ở Trung Quốc bùng nổ khiến thị trường thiết bị vệ sinh cũng khởi sắc. Không còn chấp nhận những nhà vệ sinh lạc hậu, tầng lớp mới nổi ở Trung Quốc sẵn sàng chi tiết cho những bồn cầu đắt tiền được trang bị hệ thống xả nước hiện đại, bệ ngồi sưởi ấm và có gắn kèm thiết bị rửa tại chỗ.

Xu thế này cho thấy hàng triệu người dân Trung Quốc mong muốn nâng cao tiêu chuẩn sống của mình. Đây rõ ràng là thị trường béo bở cho những nhà sản xuất thiết bị vệ sinh, rất nhiều công ty đang ganh đua thị phần trên thị trường đồ vệ sinh lớn nhất thế giới này. Theo ông Victor Post, phó chủ tịch BRG – công ty tư vấn xây dựng sản phẩm toàn cầu, mỗi năm có gần 19 triệu bồn cầu được bán ra ở Trung Quốc, gấp hai lần số bồn cầu bán ra ở Mỹ

“Trung Quốc là thị trường cạnh tranh cam go nhất trên thế giới,” ông Larry Yuen cho biết, ông hiện là chủ tịch tập đoàn Kohler châu Á, tập đoàn này đã có 11 nhà máy ở Trung Quốc. “Các nhãn hàng đến từ Nhật, châu Âu và Mỹ đang tranh giành thị phần trên thị trường này.”

Cuộc cách mạng đồ sứ vệ sinh đã cất cánh ngay sau khi chính phủ bật đèn xanh cho việc tự do phát triển bất động sản tư nhân từ hơn 10 năm trước. Kể từ đó, lượng nhà ở tăng gấp đôi mỗi năm. Tuy nhiên các căn hộ khi được giao cho người mua hầu như là trống trơn, muốn vào ở họ phải tự trang bị những thiết bị cơ bản, ví dụ như thiết bị vệ sinh.

Theo một nhân viên của hãng Toto, nhiều khách hàng hài lòng với những mẫu có giá chỉ 20 USD, nhưng sản phẩm của các hãng tên tuổi đang ngày càng chiếm thị phần. Các mẫu đắt tiền dao động từ 150 đến 6.000 USD, chiếm khoảng 5% lượng bồn cầu bán ra ở Trung Quốc mỗi năm. Toto phát triển rất mạnh ở đây, nhờ đưa ra những mẫu hàng có thiết kế bóng bẩy và có những chức năng như rửa vệ sinh, thổi khí mát và máy sấy khô.

“Chừng nào bồn cầu còn phát triển, chúng tôi nghĩ đây vẫn là mặt hàng đi đầu,” ông Banse Katsuya, giám đốc bán hàng của hãng Toto Trung Quốc, tự hào khi nói về loại bồn cầu Neorest có giá 5.900 USD đang trưng bày trong gian hàng của hãng này ở Bắc Kinh.

Được trang bị những nút có chức năng “rửa sau” và “rửa trước”, loại Space Age được trang bị ghế sưởi ấm, tiết kiệm nước, nhưng vẫn rất mạnh và giật nước cảm biến, không cần dùng tay.

Công nghệ này không phải là mới ở Nhật, nơi các bồn cầu đều có trang bị chức năng tự rửa đã trở nên phổ biến ngay cả trong nhà vệ sinh công cộng. Nhưng ở Trung Quốc, dân nhà giàu mới nổi gần đây bắt đầu chấp nhận nghe tiếng chuông và tiếng huýt sáo khi đang ngồi trên bồn cầu.

“Mục tiêu của chúng tôi là biến những thiết bị kiểu này trở thành những trang thiết bị phổ biến cho tất cả mọi người,” ông Takahiro Yanagihara, giám đốc hãng Toto Trung Quốc cho hay. Hãng này đang có 9 nhà máy ở đây và doanh số bán hàng mỗi năm tăng 10% trong suốt 10 năm trở lại đây. “Chúng tôi tin rằng nhu cầu sẽ còn tăng vì đô thị hoá vẫn tiếp tục mở rộng. Mọi người tiêu nhiều tiền hơn và họ muốn có những thiết bị thật tiện dụng.”

Trên một chương trình truyền hình, có nữ diễn viên đã ca ngợi sản phẩm rằng: “Giống như là đi spa vậy.” Sau đó có một đoạn quảng cáo, dưới dạng hoạt hình máy tính, ngắn gọn và tế nhị, mô tả hoạt động của chức năng rửa vệ sinh trong bồn cầu.

Việc hướng dẫn như vậy là có lý do. Thói quen sử dụng xí xổm ở Trung Quốc khó mà dứt bỏ hoàn toàn, đặc biệt là với thế hệ người cao tuổi. Trong các nhà vệ sinh công cộng thường có những tấm biển yêu cầu khách không ngồi xổm trên bồn cầu.

Các hoạt động của hãng American Standard ở khu vực châu Á hiện nay do một công ty Nhật sở hữu, hãng này cũng đang tìm cách hướng dẫn người tiêu dùng Trung Quốc. Trong một gian hàng cao tầng cung cấp thiết bị vệ sinh ở Bắc Kinh, nhân viên bán hàng của công ty, cô Zhang Min giới thiệu mẫu Eurozen có giá 3.800 USD, mẫu này được đặt trang trọng trên một bệ đỡ bằng kính.

“Chúng tôi đang hướng tới thế hệ trẻ hơn. Họ có ý thức hơn với vấn đề vệ sinh,” cô Zhang nói. “Tuy thế tôi cũng vẫn chú ý đến người già, lưu ý họ rằng thiết bị rửa vệ sinh đi kèm có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón.”

Công ty Kohler trưng bày những mẫu bồn cầu trang nhã trong cửa hàng mới được sửa lại. Có loại bồn cầu có dải vàng chạy ngang qua bình đựng nước, có loại thậm chí không có bình đựng nước. Chỉ việc dùng ngón tay mở nắp đậy, sau đó các thiết bị sẽ làm nốt phần còn lại. Giá của hãng: 5.000 USD.

Yuen, chủ tịch công ty ở thị trường châu Á cho biết nhà sản xuất thu lợi được rất nhiều từ khách hàng trẻ tuổi, những người không ngại phô trương tài sản của mình. Ông nói người tiêu dùng hiện nay đặc biệt ưa thích nhà tắm.

“Đó là nơi duy nhất trong nhà, bạn có thể có khoảng tự do cá nhân,” ông nói. “Rất nhiều người vẫn đang sống với ông bà và bố mẹ.”

Để hoà nhập với thị trường Trung Quốc, vài loại bồn cầu Kohler đã được làm thấp đi vài cm so với loại ở Mỹ. Và ở một quốc gia có ¼ dân số hút thuốc, nhân viên bán hàng của Kohler luôn nhấn mạnh rằng hệ thống hút xả nước của bồn cầu Kohler đủ mạnh để hút hết những phần gạt tàn bạn đổ vào bồn cầu.

“Chúng tôi đã giới thiệu và làm mẫu rất nhiều lần,” Eric Sun, một nhân viên của công ty nói.

Nhưng ở Trung Quốc, hệ thống vệ sinh dưới chuẩn và lượng chất thải quá tải của thành phố có thể khiến những bồn cầu hiện đại trở thành lãng phí. Tắc đường ống rất phổ biến, việc sửa chữa đường ống nước có thể không đảm bảo, ống nước thường được đặt quá sát sàn nhà. Có một câu nói của ở Trung Quốc: Nếu bạn cần một nhà vệ sinh, cứ đánh hơi và đi theo sự chỉ dẫn của cái mũi".

“Khó khăn lớn nhất của chúng tôi là việc lắp đặt,” Yuen nói. “Đó là lý do tại sao chúng tôi thúc đẩy và làm việc với những thợ ống nước có chứng chỉ hành nghề của Kohler. Ngoài kia có rất nhiều đường ống kém chất lượng.”

Zhang Li, 36 tuổi, lớn lên ở một trong những khu dân cư cũ ở Bắc Kinh, ở đây mùi khó ngửi từ nhà vệ sinh luôn quanh quẩn. Có thể sự gần gũi lâu năm khiến ta thấy gắn bó với cộng đồng nơi đó. Nhưng chuyên gia bất động sản này không hề hối tiếc khi trang bị cho căn hộ cao cấp của mình toàn đồ của Kohler.

“Tôi nghĩ chúng tôi có quyền có một nhà vệ sinh sạch và đẹp,” cô nói.

Theo Minh Phương (VNE/ NYT)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.