Thương hiệu ngoại thống trị thị trường mỹ phẩm Việt Nam

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), Cục Thương mại điện tử và Kinh tố số - Bộ Công Thương vừa tổ chức hội thảo toàn cảnh TMĐT Việt Nam 2021 với chủ đề “chuyển đổi từ hôm nay”.

tại đây, bà Nguyễn Thị Hồng Quyên, đại diện một công ty chuyên kinh doanh nông sản thực phẩm cho biết, muốn có sự chuyển đổi để tăng hiệu quả kinh doanh nhưng lo ngại về vốn đầu tư vì là DN nhỏ, không biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu. DN cần nền tảng giúp mang sản phẩm đến người tiêu dùng và có thể truy xuất nguồn gốc.

“Hiện tại DN chỉ mới quảng bá qua livestream trên facebook, youtube cảm thấy không hiệu quả. Chúng tôi muốn tìm giải pháp toàn diện kết nối từ khâu sản xuất, vùng trồng đến công đoạn sơ chế đóng gói vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng...Vậy những kênh tiếp cận được nhiều khách hàng trong nước lẫn nước ngoài?”, bà Quyên hỏi.

Theo ông Nguyễn Minh Đức, Giám đốc điều hành, IM Group, chuyển đổi số gồm kinh tế số và vận hành số. Một DN nhỏ khó cùng một lúc chuyển đổi số toàn diện mà nên chia ra từng giai đoạn.

Với nhu cầu truy xuất nguồn gốc, Chi hội blockchain -VECOM có công nghệ truy xuất nguồn gốc từ blockchain sẽ hỗ trợ, giúp người dùng quét mã QR và nắm rõ được hành trình sản phẩm từ lúc trồng, tưới, bón phân, thu hoạch…

Mặt khác, đặc thù kinh doanh nông sản, thực phẩm chỉ có thể bán lẻ cho khách ở gần và quảng bá bán sỉ cho khách ở xa. Do đó, DN cần xây dựng hạ tầng số trước như website, các mạng xã hội, đăng tải nội dung, hình ảnh, video đầy đủ. Trên đó có đóng gói bán lẻ và chính sách bán sỉ, giao hàng. Tiếp theo, DN làm các hoạt động quảng bá số như livestream liên tục, chạy quảng cáo trên các nền tảng, làm nội dung hấp dẫn mỗi ngày.

Quan trọng DN phải biết cách tối ưu đúng mới ra được đơn hàng tốt và thông qua quảng bá bán lẻ, các khách muốn mua sỉ cũng sẽ biết và liên hệ đặt mua sỉ.

“Hiện DN đang làm tự phát không có chiến lược, kế hoạch, kỹ thuật chưa tốt nên chưa hiệu quả. Do đó, DN cần có nhân sự được đào tạo chuyên sâu các kỹ năng tối ưu quảng cáo, tối ưu nội dung thì hiệu quả ra đơn hàng mới cao”, ông Đức chia sẻ.

Các diễn giả chia sẻ tại các phiên thảo luận 

Xu hướng mua sắm đa kênh phổ biến ở Việt Nam.

Bà Emmi Hoàng, Giám đốc điều hành công ty Happy Skin Việt Nam- chuyên dược mỹ phẩm và thiết bị làm đẹp công nghệ cao cho biết, sau khi chuyển bán hàng đa kênh trong hai năm 2019-2021 hiện tại mức tăng trưởng đạt gấp đôi.

Theo bà Emmi, những năm gần đây thị trường mỹ phẩm và làm đẹp Việt Nam được sự quan tâm rất lớn nhà đầu tư, đối tác nước ngoài vì mỗi năm tăng trưởng 5,5%, có những năm đạt trên 10% kể cả trong dịch COVID-19 vừa qua.

Tuy nhiên, thị trường này bị chia nhỏ rất nhiều, là thách thức cho DN khi dấn thân vào. Hàng chính hãng ở Việt Nam chiếm 40%, còn lại 60% là hàng không rõ nguồn gốc. Thương hiệu nhập khẩu thống trị thị trường Việt Nam (90%) chỉ có 10% là thương hiệu nội địa chính hãng của Việt Nam.

Mặt khác, theo khảo sát của Q&Me có 32% người dùng không chăm sóc da vì không biết sản phẩm nào tốt, 75% người đang chăm sóc da cũng không hài lòng sản phẩm họ đang sử dụng mà luôn tìm kiếm thông tin sản phẩm mới…

Ông Duy Vũ, Industry Manager of Google, phụ trách mảng bán lẻ tại thị trường Việt Nam cho biết, sau dịch COVID-19 hành vi khách hàng đã thay đổi. Qua khảo sát, năm 2020 có 83% người tiêu dùng Việt dành nhiều thời gian hơn tìm hiểu thông tin sản phẩm trước khi mua online hoặc offline nhưng kênh mua sắm tại cửa hàng vẫn là chủ yếu.

Xu hướng này (đa kênh) càng phổ biến tại Việt Nam và không chỉ diễn ra ở nhóm thời trang, mỹ phẩm mà diễn ra ở nhóm hàng đồ nội thất, gia dụng.

Đáng chú ý nhóm khách hàng mua đa kênh thường mang lại giá trị cao cho DN so với nhóm khác 30%, tuy nhiên DN khó tiếp cận vì hành trình mua sắm của họ phức tạp.

 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm