Thủ tướng giao Bộ Công Thương xử lý vụ Khaisilk

Tối qua (30-10), tại lễ ra mắt Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV), Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã trả lời báo chí về việc Khaisilk lấy lụa Trung Quốc dán mác Việt Nam. 

“Đây là hành vi không thể chấp nhận được” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, vụ Khaisilk có thể nói đó là thông tin không tốt lắm, nhất là trong bối cảnh chúng ta đang có chủ trương khuyến khích phát triển doanh nghiệp và sản xuất hàng hóa trong nước như hiện nay. 

“Thủ tướng Chính phủ đang giao cho Bộ Công Thương kiểm tra, xử lý vụ việc. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng phải kiểm soát chặt chẽ vấn đề liên quan đến buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng nhập khẩu, đặc biệt là yêu cầu cơ quan quản lý phải vào cuộc mạnh mẽ hơn” - Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Tối 30-10, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói: "Khaisilk lấy hàng bên ngoài rồi dán nhãn mác hàng Việt là không thể chấp nhận".

Đồng thời, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định: “Không thể chấp nhận việc Khaisilk lấy hàng bên ngoài rồi dán nhãn mác hàng Việt được. Làm như thế là làm giảm uy tín chất lượng của hàng hóa chúng ta đi”.

Trước đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã có văn bản hỏa tốc đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý thị trường phối hợp kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin liên quan tới vụ việc Khaisilk.

Sau đó cũng chính bộ này đã yêu cầu chuyển vụ việc liên quan Khaisilk cho cơ quan công an điều tra, xử lý.

Sau khi vụ Khaisilk xảy ra, ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk, đã nhận lỗi trước khách hàng và hứa sẽ bồi thường. Tuy vậy, một số cơ quan báo chí và khách hàng cho hay việc trả lại hàng cho Khaisilk rất khó vì khách hàng bị đòi phải có hóa đơn.

Chính thức ra mắt Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân

Tối 30-10, Ban nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (PTKTTN) thuộc Hội đồng Tư vấn cải cách thủ thục hành chính của Thủ tướng chính thức ra mắt tại Hà Nội.

Thành viên của Ban nghiên cứu PTKTTN là các doanh nhân “có tiếng” như ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính, làm trưởng ban; ông Don Lam, Tổng Giám đốc VinaCapital, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghị sự toàn cầu về ASEAN (Diễn đàn Kinh tế thế giới).

Các thành viên khác gồm: Ông Mai Hữu Tín - Chủ tịch Liên đoàn Doanh nghiệp tỉnh Bình Dương, ông Nguyễn Hoàng Anh - Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận, ông Trần Trọng Kiên - thành viên Hội đồng Tư vấn du lịch, ông Vũ Văn Tiền - thành viên Ban cố vấn VPSF.

Ban nghiên cứu PTKTTN có nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu và tư vấn, đề xuất việc cải cách cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính liên quan đến PTKTTN gắn với mục tiêu kinh tế quốc gia; chủ động thiết lập bộ máy giúp việc, huy động nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm