Thiên tai, thời tiết thất thường làm tăng CPI

Bà Vũ Thị Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá, Tổng cục Thống kê, Bộ KH&ĐT tại buổi họp báo công bố CPI tháng 9 và chín tháng đầu năm 2016 sáng 24-9 đã cho biết như trên.

Thời tiết nóng lạnh thất thường

Theo đó, thời tiết chín tháng đầu năm nay khắc nghiệt hơn năm trước, rét hại, rét đậm vào tháng 2-2016 trên toàn miền Bắc đã ảnh hưởng đến giá rau xanh, rau tươi tại các tỉnh miền Bắc, giá rau xanh tăng từ 15% đến 20%.

Thiên tai, thời tiết thất thường làm tăng CPI ảnh 1
Vụ trưởng Vụ Thống kê giá Vũ Thị Thu Thủy: "Mức tăng CPI vẫn nằm trong mục tiêu đề ra của Quốc hội là 5%". Ảnh: CHÂN LUẬN

Trong tháng 4, tháng 5, tác động của khô hạn ở miền Trung và Tây Nguyên và xâm nhập mặn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã đẩy giá lúa gạo trên thị trường tăng. Tuy nhiên, do đơn hàng xuất khẩu gạo vào cuối tháng 5 không còn nhiều, cùng với Thái Lan xả kho gạo với số lượng 11,4 triệu tấn trong tháng 5 đã gây sức ép đến giá lúa gạo trong nước giảm vào tháng 6, 7 và 8-2016. Cuối tháng 8, Việt Nam đã trúng thầu 150.000 tấn gạo xuất khẩu cho Philippines nên giá lúa gạo trong nước hồi phục với mức tăng khá nhẹ.

Do thời tiết nóng lạnh thất thường nên nhu cầu dùng điện sinh hoạt tăng cao, theo đó chỉ số giá điện sinh hoạt bình quân chín tháng đầu năm tăng 4,8% so cùng kỳ năm trước.

Giá y tế, giáo dục tăng, CPI tăng

Bà Thủy cũng cho ha điều hành của Chính phủ cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến CPI chín tháng kể từ đầu năm 2016 tăng.

Cụ thể, giá dịch vụ y tế tăng theo Thông tư liên tịch 37/2015 được điều chỉnh cả lương, phụ cấp và mục tiêu đạt 85% dân số có bảo hiểm y tế nên các mặt hàng và dịch vụ y tế tăng gần 30%.

Đặc biệt, theo lộ trình tăng học phí như quy định tại Nghị định số 86/2015 của Chính Phủ, cả nước có 53 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng học phí các cấp học làm cho chỉ số giá nhóm giáo dục chín tháng đầu năm tăng 4,83%. Đồng thời, mức lương tối thiểu vùng và lương cơ sở tăng nên giá một số loại dịch vụ như dịch vụ sửa chữa đồ dùng gia đình, dịch vụ bảo dưỡng nhà ở, dịch vụ điện, nước; dịch vụ thuê người giúp việc gia đình có mức tăng giá từ 1% đến 2,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đáng chú ý, tính đến ngày 15-9, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh bảy đợt tăng, quý II-2016 tăng 1,1% và quý III-2016 tăng 6,5% so với quý trước. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho CPI tăng.

Bà Thủy cho rằng: “CPI chín tháng đầu năm nay vẫn đang nằm trong giới hạn của mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra”.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.