Tan giấc mơ xoan Mường Lát: 'Gieo hạt' mới để thoát nghèo

Đó là trả lời của ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa  với PV Báo Pháp Luật TP. HCM về câu chuyện cây xoan Mường Lát  từng được kỳ vọng giúp vùng đất này “thay da đổi thịt”, đồng bào thoát nghèo, nhưng đến nay xoan vẫn chậm lớn, hiệu quả thấp.

. Phóng viên: Thưa ông, ở Mường Lát cây xoan chậm lớn, hiệu quả thấp sau thập kỷ kỳ vọng thoát nghèo. Vậy tỉnh đã có phương án thay thế cây xoan?

+ Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa: Hiện nay, Sở NN&PTNT đã xây dựng chương trình phát triển nông nghiệp-xây dựng nông thôn mới (NN-XDNTMT) trình UBND và các sở, ban ngành liên quan cho ý kiến trước khi hoàn thiện gửi Ban thường vụ Tỉnh ủy xem xét chỉ đạo hoàn thiện, sau đó trình Ban chấp hành đảng bộ tỉnh.

Riêng đối với huyện huyện biên giới Mường Lát dự kiến sẽ có một đề án riêng về phát triển nông nghiệp hậu cây xoan. Một là, tiếp tục phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mã từ đó sẽ đảm bảo bền vững các yếu tố là nguồn nước, bảo vệ các công trình thủy lợi, bảo vệ đất, chồng xói mòn, sạt lở, đảm bảo đảm an toàn cho người dân, ngăn thiên tai lũ ống, lũ quét.

Hai là, cơ cấu ấu cây trồng phù hợp với lập địa của Mường Lát tức là phải chia ra từng loại đất khác nhau để có những cây trồng khác nhau phù hợp. Từ đó lựa chọn từng loại cây vừa bảo đảm phòng hộ, vừa cho tinh dầu, quả… còn ở dưới tán là rừng trồng tính toán trồng xen các loại cây dược liệu có giá trị kinh tế, cùng với đó là chăn nuôi.

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Đ. TRUNG

Ba là, Mường Lát có đồi núi cao, thấp và ven sông suối, tầng đất mỏng, trong khi khí hậu là vô cùng khắc nghiệt có khi cả tháng vài tháng không mưa. Vì thế, để làm được hai vấn đề trên, cần phải có đánh giá lập địa cụ thể cho từng loại đất, điều kiện khí hậu trên cơ sở quy hoạch các vùng cây lâm nghiệp khác nhau để tạo ra hiệu quả cao hơn thay vì chỉ trồng một loại cây như trước đó.

 .Thưa ông, câu chuyện cây xoan có hiệu quả hay không hiện nay vẫn chưa có đánh giá tổng kết cụ thể nguyên nhân do đâu chậm lớn, do khí hậu hay bản thân lập địa của Mường Lát không phù hợp. Do vậy người dân kiến nghị nên trồng vầu, luồng, thông… và một số cây ngắn ngày sẽ cho kinh tế tốt hơn vẫn bảo đảm phòng hộ?

+ Nhìn nhận ở khía cạnh kinh tế thì cây xoan chưa đem lại như kỳ vọng, nhưng khía cạnh khác là phủ xanh đồi trọc, ý thức bảo vệ rừng của người dân được nâng lên rõ rệt.

Nhưng để lựa chọn cây gì phù hợp với lập địa ở Mường Lát thì thời gian tới giúp dân thoát nghèo, làm giàu thì phải được các chuyên gia, nhà khoa học nghiên cứu, đánh giá cẩn trọng trước khi đề xuất những loại cây phù hợp cho từng vùng đất khác nhau của Mường Lát.

Dù được trồng ở tầng đất thấp ven sông Mã song cây xoan vẫn chậm lớn sau nhiều năm. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Những đánh giá này sẽ được dựa trên nền căn bản lập địa của Mường Lát được chia ra ba loại rừng là rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng. Từ đây mới xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù trọng tâm hỗ trợ trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng tầm nhìn đến năm 2030. Tất nhiên là phải vừa đảm bảo độ che phủ, an toàn cho dân vừa phát triển kinh tế nhưng cũng phải hiệu quả.

. Nhưng thưa ông, trận lũ lịch 2018-2019 đã khiến cho mường Lát thiệt hại gần 2.000 tỷ đồng, được nhiều người cho rằng thụt lùi tới gần 10 năm so với thời điểm hiện tại. Lúc này cử tri kiến nghị tổng kết dự án xoan sớm để tìm cây khác thay thế, ông có suy nghĩ gì về ý kiến này, tính toán bước đi bền vững cho người dân trong những năm tới đây?

+ Mục tiêu của chúng ta là vừa bảo vệ rừng, vừa phát triển kinh tế hiệu quả đến năm 2030 và tầm nhìn xa hơn. Tức là ở đây, đồng bào vừa làm giàu từ cây lâm nghiệp, song song đó là trồng những cây ngắn ngày gắn với chăn nuôi.

Trong đề án riêng cho Mường Lát ngoài các tiêu vấn đề phát triển lâm nghiệp, đảm bảo kinh tế thì phải thể hiện rõ tính dài hơi, kiên trì, bền bỉ, từng bước, chi tiết, cụ thể nhằm phải đảm bảo hiệu quả kinh tế trước mắt và lâu dài.

Một số cây xoan chậm lớn, thân không thẳng người dân đã chặt tỉa. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Đề án này, chúng tôi sẽ tính toán chi tiết rõ đến từng hộ gia đình và có quy định cụ thể hơn đối với những người tham gia trồng rừng.

Chẳng hạn như nhà có 3 ha thì 1 ha là trồng rừng phát triển kinh tế, 1 ha trồng rừng phòng hộ và 1 ha còn lại là trồng cây dược liệu, cây ngắn ngày và chăn nuôi… Như thế vừa đảm bảo được sinh kế của người dân mà vẫn đảm bảo được mục tiêu phủ xanh như đã nói ở trên.

Tỉnh luôn trăn trở về hướng đi cho phát triển kinh tế Mường Lát, thời gian tới đây tôi với Viện Nông nghiệp Thanh Hóa có những đánh giá cụ thể về điều kiện đất đai, điều kiện cây trồng, hiệu quả từng loại cây trồng, cơ chế chính sách cụ thể trước khi trình tỉnh, các cành đơn vị về đề án riêng cho Mường Lát.

Cử tri kiến nghị cần sớm tổng kết dự án xoan, đánh giá lại hiệu quả của cây xoan sau gần 10 năm từ đó gieo hạt mới hiệu quả thoát nghèo. Ảnh: ĐẶNG TRUNG.

Mục tiêu của đề án sẽ góp phần nâng cao đời sống của người dân, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ, bồi lắng, bảo vệ sông Mã, chống xói mòn, lũ quét và đặc biệt người dân lưu vực thủy điện.

Xin cám ơn ông!

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.