Tan ‘giấc mơ’ cây xoan thoát nghèo Mường Lát

Sau ba năm triển khai dự án trồng rừng 147, tôi theo đoàn cán bộ của tỉnh Thanh Hóa lên Mường Lát thăm mô hình thoát nghèo, phủ xanh đồi trọc. Khi đó trong đoàn, có một lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa vừa đưa tay vỗ cây xoan, vừa nói: “Đây là cây thoát nghèo của đồng bào Mường Lát”.

Quả thật thời điểm đó, cây xoan mới trồng ba năm lớn nhanh như thổi nên đồng bào, cán bộ ai ai cũng mừng. Mừng vì vừa trồng rừng phát triển kinh tế, vừa phủ xanh đồi trọc, lại vừa được chính phủ hỗ trợ gạo ăn suốt thời gian trồng, chăm sóc đến khi thu hoạch. Vì thế, người người nhà nhà mong được trồng cây xoan để thoát nghèo.

Gần 10 năm vẫn chưa thu hoạch

Lật từng trang ký ức, ông Lương Minh Thông, Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát (nguyên Bí thư Huyện ủy Mường Lát) cho biết: “Khi đó người dân và chính quyền kỳ vọng cây xoan sẽ giúp vùng đất này thay da đổi thịt, đồng bào thoát nghèo".

Những đồi xoan được trồng ở bản Suối Lóng, xã Tam Chung (Mường Lát) chưa thực sự mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Vào năm 2012 tỉnh Thanh Hóa thành lập Ban Chỉ đạo phát triển Kinh tế xã hội huyện Mường Lát để thực hiện dự án trồng rừng 147. Lúc này, Chính phủ cấp gạo hỗ trợ với mức 10 kg/khẩu/tháng để trồng, chăm sóc rừng.

Đây là chủ trương lớn của tỉnh Thanh Hóa và Chính phủ hỗ trợ nông dân chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất.

Sau khi nghiên cứu thổ nhưỡng, tỉnh Thanh Hóa xác định cơ cấu cây trồng của Mường Lát chủ yếu là xoan và lát. Vì thế, ngay sau đó, các đoàn công tác trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn người dân về kỹ thuật, chuyển đổi đất nương rẫy sang trồng rừng sản xuất được thành lập.

Sau đó, trồng xoan trở thành "ngày hội trồng xoan" của đồng bào nơi đây. Chỉ tính riêng từ năm cuối năm 2011 đến 2015, đồng bào huyện biên giới Mường Lát đã trồng được hơn 11.000 ha xoan và lát (chủ yếu là cây xoan).

"Tính chung từ cuối 2011 đến 2019 , đồng bào vùng biên đã trồng, chăm sóc lên đến 17.000 ha xoan, lát. Đây có thể nói là thời kỳ diện tích phủ xanh đồi trọc lớn nhất, mang theo bao kỳ vọng về giấc mơ xóa đói, giảm nghèo”- ông Thông cho biết.

Theo chị Hà Thị Huyền (áo đỏ) ở bản Lát, Tam Chung, so với cây ngô, cây sắn thì năng xuất của cây xoan có phần thấp hơn. Ảnh: ĐẶNG TRUNG

"Nó không biết lớn"

Theo tìm hiểu của PV, thực tế trong khoảng ba năm đầu tiên cây xoan rất tốt, nhưng từ năm thứ tư trở đi thì cây xoan không phát triển được. Bảy năm qua, đồng bào mong mỏi cây xoan lớn nhanh hơn để được thu hoạch nhưng sau bảy năm cây xoan phát triển chậm.

Giàng A Tụa (41 tuổi) mặt xạm đen, gầy gò, ốm yếu – người ở bản Suối Lóng, xã Tam Chung kể: “Nhà chỉ trồng một ha xoan từ năm 2012, đến nay chín năm rồi nhưng nó không biết lớn. Cây to thì bằng bắp chân, cây nhỏ bằng cổ tay nên muốn bán cũng chẳng ai mua”.

Giàng A Tụa cho rằng cây xoan "nó không biết lớn". Ảnh: ĐẶNG TRUNG

Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều người dân trồng xoan cho biết, dưới những tán xoan muốn trồng những loại cây ngắn ngày như bầu bí, khoai mán, khoai sọ nhưng những loại cây này không sống được, nên ít nhiều thu nhập thêm ngoài cây xoan không có.

“Trước đây khi đến mùa thu hoạch thì ngô sắn phơi rải khắp đường, khắp nhà, xe ô tô ở vùng xuôi ùn ùn lên mua. Nhà khá thì mua con xe máy, con ti vi. Kể từ khi chuyển đổi mô hình sang trồng xoan thì dân đỡ đói hơn vì hàng tháng đều có gạo của nhà nước”- một người dân kể.

Ông Sung Xáy Pó, ở bản Chim, (Nhi Sơn) kể: “Không nói quá đâu cán bộ những năm 2011-2012 tôi chỉ mong trời sáng sớm để dậy trồng xoan. Trồng xoan vừa có gạo của Chính phủ lại mang lại thu nhập cao hơn ngô sắn ai cũng muốn làm. 2 đến 3 năm đầu, cây xoan lớn nhanh ai cũng mừng, nhưng kể từ năm thứ 4 trở đi thì cây xoan rất chậm lớn.

Ông Lương Minh Thông, Chủ tịch HĐND huyện Mường Lát thừa nhận: “Những tính toán ban đầu cho thấy cây xoan sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn rất nhiều so với cây ngô, sắn. Tuy nhiên, đợt xoan đầu tiên đến nay vẫn chưa thể thu hoạch dù từng được kỳ vọng cây thoát nghèo của đồng bào sau 6 đến 7 năm”.

Phận người chạy lũ ở Mường Lát
Phận người chạy lũ ở Mường Lát
(PL)- Nhà cửa, tài sản cả đời người đồng bào chắt chiu gầy dựng nhưng chỉ trận lũ kinh hoàng hồi tháng 8-2019 ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), nhiều gia đình rơi vào cảnh trắng tay.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.