'Tấn công' nạn buôn bán hàng giả, nhái trên mạng xã hội

Ngày 24-1, Cục quản lí thị trường (QLTT) TP.HCM tổ chức hội nghị tổng kết công tác QLTT năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019.

Ông Nguyễn Văn Bách, Quyền Cục trưởng Cục QLTT TP.HCM cho biết, bên cạnh hoạt động kinh doanh hàng giả, hàng lậu theo phương thức thông thường thì hiện nay các đối tượng cũng lợi dụng triệt để thương mại điện tử (TMĐT) để buôn bán hàng giả.

Các đối tượng này cũng triệt để sử dụng phương tiện giao nhận như xe ôm để vận chuyển hàng hóa sau khi nhận được đặt hàng trên mạng và vận chuyển từ nơi cất giấu đến người tiêu dùng. Vì vậy cơ quan quản lý khó tìm được kho hàng, việc phát hiện kiểm tra xử lí gặp nhiều khó khăn.

"Nguyên nhân sâu xa do lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao thì các đối tượng bất chấp đạo đức nghề nghiệp sẵn sàng sản xuất và buôn bán hàng giả. Do đó, pháp luật cần có chế tài nghiêm khắc, nhất là với những đối tượng tái phạm",  ông Bách nói.

Cùng nhìn nhận vấn đề trên, ông Trần Hữu Linh, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT cho biết, để ngăn chặn việc lợi dụng TMĐT mạng xã hội để bán hàng giả, hàng nhái…cần sự phối hợp nhiều lực lượng, đặc biệt QLTT đòi hỏi có kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ cao cũng như sự tham gia của lực lượng công an, thông tin truyền thông.

“Nếu không có biện pháp đẩy lùi phòng ngừa thì có nguy cơ lớn là kênh tiêu thụ rất khó kiểm soát. Vì việc mua bán hàng hóa qua các website, sàn giao dịch trên nền tảng mạng xã hội. Đặc điểm của giao dịch là người bán và người mua không gặp mặt nhau. Đây là vấn đề nóng.

Do vậy kể từ năm 201, QLTT có kế hoạch chuyên đề để bước đầu ngăn chặn có biện pháp thanh tra kiểm tra kiểm soát gian lận thương mại trên internet…”, ông Linh nhấn mạnh.

Lực lượng QLTT TP.HCM kiểm tra các kiện hàng quần áo tại Ga Sài Gòn  9/1/2019

Nhiều thông tin cho thấy gần tết bánh mứt hàng Trung Quốc tràn lan, lực lượng QLTT đã phát hiện xử lí sao? Trả lời câu hỏi này, ông Bách cho rằng không chỉ  bánh mứt Trung Quốc mà tất cả các mặt hàng khác nếu là hàng nhập lậu, chắc chắn không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác, không đảm bảo chất lượng sẽ bị tịch thu tiêu hủy chứ không để lưu thông trên thị trường.

Muốn xác định có phải là hàng Trung Quốc hay quốc gia nào thì phải giám định, căn cứ vào nhãn mác, thông tin ghi trên nhãn… Ví dụ hàng hóa nếu bao bì toàn chữ Trung Quốc có thể là của Trung Quốc cũng có thể là của Việt Nam, do sử dụng bao bì Trung Quốc.

Thậm chí hàng Việt Nam có thể giả hàng Trung Quốc và ngược lại hàng Trung Quốc nhưng giả hàng Việt Nam.

Năm 2018 QLTT TP.HCM kiểm tra phát hiện có 4.971 vụ vi phạm, chiếm nhiều nhất các vụ vi phạm là buôn bán, vận chuyển chứa trữ hàng lậu với 1.902 hành vi; thứ hai là buôn bán hàng giả với 1.028 hành vi. QLTT TP.HCM đã xử phạt gần 4.700 vụ vi phạm, nộp ngân sách 99 tỷ đồng, giảm 16,68% so với cùng kỳ năm trước. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm