Sữa bột 'so găng' quyết liệt với sữa đậu nành

Theo thông tin về thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh tháng 4 do Công ty nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel vừa công bố cho thấy hầu hết các ngành hàng đều tăng trưởng tích cực, ngoại trừ ngành hàng sữa, các sản phẩm từ sữa.

Tuy tổng giá trị thị trường sữa bột cho trẻ em trên một tuổi vẫn tăng trưởng dương nhưng tăng không nhiều, thị trường giảm về khối lượng tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc dịch vụ khách hàng Kantar Worldpanel Việt Nam,  ở khu vực thành thị hai thành phố chính, ngành hàng này hiện đang đối mặt với tình trạng suy giảm lượng người mua lẫn sản lượng tiêu thụ, đặc biệt ở nhóm từ một tuổi trở lên (mức giảm khoảng 3% mỗi bé ở độ tuổi 1 -3).

Người tiêu dùng cân nhắc hơn khi mua sữa ngoại

Ông Hoàng cho biết với xu hướng đề cao sự tiện lợi và các bà mẹ hiện đại hơn. Họ ngày có khuynh hướng mua, sử dụng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa đậu nành có nhãn hiệu, thức uống lúa mạch, sữa chua ăn và uống… 

Mặt khác, ngành hàng sữa bột đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các ngành hàng sữa uống liền khác về yếu tố tiện lợi, dinh dưỡng và giá trị tiền bỏ ra như sữa nước, sữa chua uống, sữa đậu nành, sữa dinh dưỡng lúa mạch…

Do vậy người dùng cân nhắc xem với số tiền bỏ ra đó có thật sự đem lại lợi ích, có thật sự tốt cho con họ hay không vì sữa bột thì thường giá thành cao hơn các loại sữa khác.

 Ngành sữa  Việt Nam năm sau tăng trưởng cao hơn năm trước, trung bình từ 15-17%/ năm. Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 Bộ Công Thương phê duyệt đến năm 2020 Việt Nam sẽ sản xuất 2,6 tỷ lít sữa,  mức tiêu thụ 27lít/ người/ năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 120-130 triệu USD.

 Đến năm 2025 sẽ sản xuất 3,4 tỷ lít sữa, mức tiêu thụ 34 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD.

Mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam năm 2016 đạt 24lít/người, dự kiến năm 2017 sẽ đạt 26lít/người.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm