Sử dụng điện thoại trên máy bay: Xử phạt được không?

Không có biên bản: Khó xử phạt!

Vụ mới nhất về việc hành khách sử dụng điện thoại mà Cảng vụ hàng không Miền Nam xử phạt xảy ra ngày 6.8.
Hành khách bị xử phạt đi chuyến bay của Vietjet Air từ Hà Nội đi TP.HCM. Khi máy bay đang chuẩn bị lăn bánh ra đường băng, tiếp viên phát hiện một hành khách dùng điện thoại di động.

Theo quy định, việc sử dụng điện thoại khi máy bay đang trong quá trình cất cánh là vi phạm. Do đó, tiếp viên đã thông báo cơ trưởng lập biên bản vi phạm.
 

Sử dụng điện thoại trên máy bay: Xử phạt được không? ảnh 1
Rất khó xử phạt nếu hãng không lập biên bản - Ảnh chụp từ clip VJA
Tuy nhiên, khi Cảng vụ hàng không Miền Nam ra quyết định xử phạt hành chính thì hành khách này cự cãi, không thừa nhận mình nghe điện thoại và không chấp hành xử phạt. Điều này buộc Cảng vụ hàng không Miền Nam yêu cầu cả cơ trưởng, tiếp viên VJA đối chất; lúc đó, hành khách này mới hết cự cãi và đồng ý ký vào biên bản xử phạt. “Phải đến khi tiếp viên cho hay dù đã nhắc nhở nhưng hành khách vẫn nhiều lần cố tình sử dụng điện thoại thì người này mới tâm phục khẩu phục và đóng phạt 750.000 đồng”, một cán bộ xử lý vụ việc của Cảng vụ hàng không Miền Nam kể. Đến nay, quy trình xử phạt vi phạm trên máy bay - trong đó bao gồm cả việc sử dụng điện thoại di động - là, khi tiếp viên phát hiện sẽ báo cho cơ trưởng lập biên bản ngay trên máy bay. Sau đó, vụ việc sẽ được chuyển cho cảng vụ hàng không ở các sân bay để ra quyết định xử phạt. Đại diện các cảng vụ đều thừa nhận việc xử phạt hành khách sử dụng điện thoại di động phần lớn phụ thuộc vào các hãng vì các vi phạm đều diễn ra trên máy bay. Trong trường hợp có khách vi phạm nhưng hãng không lập biên bản và thông báo thì cảng vụ không thể biết để xử lý được. Ngoài ra, hiện nay có nhiều điện thoại thế hệ mới vừa có thể sử dụng cả ở chế độ điện thoại vừa có thể chỉ thuần túy sử dụng ở chế độ quay phim, chụp hình, giải trí. Nếu không chứng minh được người vi phạm để điện thoại ở chế độ thoại, cơ quan chức năng cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử phạt. Ngay như Cảng vụ hàng không Miền Nam cũng gặp nhiều vụ việc tương tự nhưng không thể xử phạt vì không chứng minh được người vi phạm để điện thoại ở chế độ gọi trên máy bay. Như trong trường hợp nhiều hành khách sử dụng điện thoại quay lại cảnh trình diễn bikini trên máy bay Vietjet Air mới đây, với việc chỉ dựa vào băng hình do hãng cung cấp mà không có biên bản lập tại chỗ, Cục Hàng không sẽ không đủ cơ sở xác định hành khách và hãng có vi phạm hay không. Thường xuyên hút thuốc, gọi điện, la hétTheo tổng kết của Cục Hàng không, 6 tháng đầu năm, có 472 sự vụ liên quan đến an toàn bay. Trong 6 tháng đầu năm, an ninh hàng không ngăn chặn kịp thời 41 vụ việc vi phạm an ninh hàng không (4 vụ tung tin có bom, vật liệu nổ; 4 vụ gây rối đe dọa hành hung nhân viên; 11 vụ vận chuyển vũ khí trái phép...). Cảng vụ hàng không Miền Nam cho biết, từ đầu năm đến nay, đã lập biên bản và xử phạt 80 trường hợp liên quan đến an ninh, an toàn hàng không. Cơ quan này thống kê bốn trường hợp vi phạm nổi cộm hay tái diễn là: hút thuốc trong buồng vệ sinh, sử dụng điện thoại, mở cửa thoát hiểm và gây rối trên tàu bay. Đáng chú ý là những vi phạm này diễn ra ở cả khách trong và nước ngoài, cả những chuyến bay nội địa lẫn nước ngoài. Thậm chí, có trường hợp khi chuyến bay đi vào đường băng, bắt đầu dừng lại thì hành khách mở cửa thoát hiểm làm bung phao trượt khiến hãng phải tốn mấy trăm triệu đồng đưa máy bay sang Singapore quấn lại phao trượt. Hay như có trường hợp chuyến bay từ TP.HCM đi Hà Nội vào ngày 6.5, một hành khách bức xúc vì trễ chuyến do thời tiết xấu đã "hăm dọa": “Bây giờ toàn bộ hành khách không đi nữa. Ai mà đi thì tôi cho nổ mìn”. Còn chuyện hành khách say rượu cự cãi, gây rối với nhân viên của hãng, mang súng, dao lên máy bay… thì không phải là chuyện hiếm. Tuy nhiên, các hành vi này đều được an ninh sân bay ngăn chặn kịp thời. Đại diện Cảng vụ hàng không Miền Nam cho hay mỗi quốc gia, mỗi hãng hàng không đều có quy định, điều lệ vận chuyển khác nhau. Tuy nhiên, các quy định này đều nằm trong khuôn khổ mà Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) cho phép. Ngoài ra, tùy từng thời kỳ để các quốc gia đưa ra chính sách kiểm soát an ninh. Như trước đây khi nạn khủng bố đe dọa, các hãng hàng không trên thế giới đều không cho phép đưa bật lửa gas lên máy bay nhưng đến nay một số hãng lại cho phép mang. “Thậm chí, việc kiểm tra an ninh trên từng chuyến bay cũng khác nhau. Thường thì an ninh sẽ kiểm tra 5 - 10% nhưng với một chuyến bay bất thường việc kiểm tra sẽ tăng lên 30%. Thế cho nên với một số chuyến bay, hành khách đừng lấy làm lạ khi được nhân viên an ninh yêu cầu cởi bỏ thắt lưng, giày dép”, đại diện Cảng vụ hàng không Miền Nam nói.

Cấm bay 24 trường hợp vi phạm

Cục Hàng không VN đã có quyết định cấm bay với 24 trường hợp vi phạm. Tuy nhiên, vẫn chưa có dấu hiệu giảm đối với những vi phạm như mở cửa thoát hiểm, gọi điện thoại, hút thuốc lá, không tuân theo hướng dẫn của tổ bay trên máy bay.

Theo Trung Hiếu (TNO)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.