Sau nhiều lận đận, vốn nhà nước tại Vinalines còn bao nhiêu?

Theo đó, hình thức cổ phần là bán bớt một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Theo Vinalines, tại thời điểm 31-12-2016, giá trị thực tế của công ty để cổ phần là hơn 18.000 tỉ đồng, trong đó giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại đây gần 12.000 tỉ đồng.

Vốn điều lệ và cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu của công ty là hơn 14.000 tỉ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ trên 192 triệu cổ phần, tương đương với hơn 9.100 tỉ đồng, cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược gần 208 triệu, tương đương với trên 2.078 tỉ đồng, cổ phần bán đấu giá công khai gần 290 triệu, tương đương trên 2.800 tỉ đồng…

Bộ GTVT cho biết vốn điều lệ và cơ cấu vốn điều lệ có thể thay đổi theo kết quả bán cổ phần lần đầu và kết quả điều chỉnh vốn nhà nước tại thời điểm quyết toán vốn nhà nước khi công ty mẹ - Vinalines chính thức chuyển sang công ty cổ phần.

Theo Bộ GTVT, giá khởi điểm là 10.000 đồng/cổ phần. Cổ phần phát hành lần đầu ra công chúng được bán thông qua phương thức bán đấu giá, được tổ chức tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hà Nội.

Đối với nhà đầu tư chiến lược, Bộ GTVT cho biết tại thời điểm trình phương án cổ phần hóa, chưa có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia làm nhà đầu tư chiến lược, vì vậy việc lựa chọn và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật sau khi phương án cổ phần hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đối với nhà đầu tư chiến lược, ngoài những quy định chung, nhà đầu tư nước ngoài phải có mức vốn điều lệ từ 1.000 tỉ đồng trở lên. Đối với các nhà đầu tư là các doanh nghiệp hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam hoặc là các tổ chức tài chính, mức vốn điều lệ phải từ 2.000 tỉ đồng trở lên. Chi phí cổ phần hóa dự kiến là hơn 11 tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm