Quốc hội cần giám sát tiền CPH

Trên số báo ra ngày 31-3 có bài “Tiền bán cổ phần doanh nghiệp nhà nước (DNNN) sử dụng chưa hiệu quả”, TS Trần Du Lịch, Phó Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cho rằng tiền cổ phần DNNN ước tính hàng chục tỉ USD đang được nằm tản mát khắp nơi không được sử dụng hiệu quả. Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, hầu hết các chuyên gia đều đồng tình với quan điểm này.

̣ Tài chính chỉ là nơi giữ tiền

Tất cả DNNN đều là tài sản quốc gia chứ không thuộc tài sản của bộ, ngành nào. Có chăng các bộ, ngành chỉ là người quản lý mà thôi. Thế nên khi bán cổ phần hay bán toàn phần DNNN đâu phải để thu tiền về cho DN đó hay cho các bộ, ngành đó. Bởi vậy số tiền đó thu về phải đưa vào ngân sách nhà nước chứ không để lại ở các bộ, ngành hay để lại cho chính các DN đó được. Và đã là tài sản quốc gia thì phải thuộc về ngân sách nhà nước và quyền hạn nằm ở Quốc hội. Mỗi năm Quốc hội quyết và giám sát cho Chính phủ được chi bao tiền việc gì, việc gì thì số tiền này cũng nên như vậy. Đến nay ngân sách được quy về Bộ Tài chính quản lý thì số tiền này cũng nên đưa về đây. Nhưng Bộ Tài chính cũng chỉ là nơi giữ tiền, còn dùng vào cái gì là quyền của Quốc hội.

Ở nước ngoài, trong quá trình cổ phần hóa (CPH) người ta đều làm thế. Chẳng hạn như ở Anh, sau khi bán một loạt các DNNN như hãng hàng không, mỏ than… ở đây là nhà nước bán 100% thành tư nhân hóa thì số tiền còn lại cũng quy về và do Quốc hội quyết.

Ông BÙI KIẾN THÀNH, chuyên gia kinh tế

̣i đồng giám sát phải độc lập hoàn toàn

Tất cả nguồn tiền từ CPH sau khi thoái vốn từ DNNN phải được tập trung về một mối và từ trung ương phân bổ xuống các địa phương. Ngay cả những công ty sau khi thoái vốn cũng không nên quản lý dòng tiền đó mà cần đưa về. Và cơ quan tốt nhất để quản lý nguồn tiền này là Bộ Tài chính (SCIC). Nếu tập trung về một mối và SCIC quản lý sẽ có nhiều cái lợi. Thứ nhất, chẳng hạn một ngân hàng chưa thể bán cổ phần của họ được thì SCiC có thể mua lại và điều này sẽ làm tiến trình thoái vốn nhanh và hiệu quả. Thứ hai, khi vốn tập trung thì Chính phủ sẽ dùng nguồn vốn đó để tái đầu tư, chỉ định đưa nguồn vốn đó vào các công trình và dự án trọng điểm mà không phải đi vay. Chứ để như các địa phương, hay tổng công ty sử dụng nguồn tiền đó không có sự phối hợp từ trung ương sẽ xảy ra tình trạng sử dụng thiếu hiệu quả. Thậm chí còn xảy ra tình trạng đầu tư vào dự án không cần thiết.

Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã thoái vốn ở bảy đơn vị thuộc lĩnh vực ngoài ngành để tập trung cho ngành nghề sản xuất chính. Ảnh minh họa: Hoài Nam

Tuy nhiên, nếu ra đạo luật thì lại cần nhiều thời gian vì phải thông qua Quốc hội, hơn nữa đã là đạo luật thì coi như viết trên đá rất khó thay đổi. Nên có thể ban hành các nghị định để linh động theo sự phát triển của đất nước.

Thứ ba, SCIC vốn là đầu mối đầu tư quản lý tài sản quốc gia nên họ hiểu và có kinh nghiệm làm sao sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất. Khi tiền đưa về SCiC thì phải có một cơ quan giám sát độc lập là cần thiết. Cơ quan giám sát này có thể là các thành viên trong Quốc hội có chuyên môn sâu về kinh nghiệm đầu tư lĩnh vực CPH hoặc có thể đại diện ở các bộ, ngành giám sát đầu tư. Chúng ta phải học hỏi tất cả cái gì vướng mắc trong quá khứ.

TS NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia tài chính

́m đưa đạo luật vào thực thi

Từ nay đến hết năm 2015 chúng ta sẽ phải CPH xong 432 DNNN điều đó có nghĩa trong thời gian tới chúng ta sẽ tiến hành CPH với quy mô rất lớn. Thế nên yêu cầu phải xây dựng các văn bản luật pháp lại càng cấp bách. Chúng ta có cần một định chế cũng như tổ chức để quản lý toàn bộ nguồn tiền này. Bởi đây là số tiền khổng lồ nên cũng cần được Quốc hội giám sát trực tiếp và quyết định với vai trò đại diện sở hữu toàn dân. Nếu số tiền cổ phần DNNN được đưa về một mối sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia.

Khi ban hành các văn bản luật CPH thì luật phải quy định rõ chế độ giám sát cũng như sử dụng tiền đó như thế nào, quy trình CPH phải đáp ứng yêu cầu gì… điều này sẽ giúp quá trình CPH công khai, minh bạch hơn. Nhờ thế sẽ loại bỏ được những điều tiêu cực mà lâu nay chúng ta phát hiện ra. Vì sự cấp bách của đạo luật này Quốc hội nên chủ động hơn nữa trong việc xây dựng dự thảo luật để quản lý số tiền cổ phần DNNN. Và không nên dừng lại ở ý kiến của một đại biểu mà phải sớm đưa vào thực thi.

TS LÊ ĐĂNG DOANH, chuyên gia tài chính

Đưa vệ̀ Tài chính và ban hành văn bản dưới luật

Về mặt tài chính vốn ngân sách nhà nước nằm ở Bộ Tài chính quản lý, tuy nhiên các bộ khác được quyền sử dụng vốn đó theo kế hoạch hằng năm. Nhưng khi CPH lại đi theo các chương trình cũng như các kế hoạch của mỗi bộ khác nữa. Có những DN sau khi CPH nhiều khi dôi ra hàng tỉ USD cho ngân sách nhưng tiền này nên nằm ở đâu. Phải đưa về một mối thì dòng tiền này mới có thể chi phối được những dự án cần đầu tư mà không phải vay.

Bởi vậy dòng tiền nên quy về một mối nhưng cũng phải quy định ai là đơn vị chủ quản và giám sát nguồn tiền đó. Bởi vậy cần phải xây dựng văn bản dưới luật hướng dẫn về CPH thì dòng tiền chảy về đâu, ai là cơ quan quản lý nguồn tiền đó và sử dụng thế nào. Cái chính là phải tập trung nguồn tiền và được quốc gia giám sát.

Ông ĐẶNG QUỐC TIẾN, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Quân đội (MBbank)

YÊN TRANG

 

Trên thế giới họ thường có hai cấp kiểm soát bao gồm cấp liên bang và tiểu bang. Những DN có vốn ngân sách từ liên bang thì Quốc hội của liên bang đó giám sát. Còn DN nào có vốn từ tiểu bang thì Quốc hội ở tiểu bang đó giám sát. Thành ra việc quản lý, giám sát ở đây cũng rất phức tạp. Tùy theo chức năng Quốc hội của tiểu bang, liên bang đó ra các đạo luật riêng, tuy nhiên tất cả họ đều có văn bản pháp lý rất chặt chẽ.

TS NGUYỄN TRÍ HIẾU, chuyên gia kinh tế

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Rào chắn bao quanh cửa hàng xăng dầu. ẢNH: TÚ UYÊN

TP.HCM: 18 cửa hàng xăng dầu tạm ngưng hoạt động

(PLO)- Theo Sở Công thương TP.HCM, các cửa hàng xăng dầu này tạm ngưng với các lý do để sữa chữa nâng cấp, do giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu hết hạn, đang thực hiện thủ tục theo quy định.

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

TKV: Doanh thu, lợi nhuận vượt kế hoạch, lương bình quân tăng

(PLO)- Với doanh thu năm 2023 đạt trên 170.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 7.800 tỷ đồng, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tiếp tục giữ ổn định các hệ số tài chính quan trọng và đủ khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.