Samsung dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam

Samsung đã vượt qua Apple để trở thành hãng điện thoại di động lớn nhất thế giới bằng các thiết bị hàng đầu có giá trên 900 USD, cũng như điện thoại cơ bản giá dưới 150 USD. Tuy nhiên, nhu cầu điện thoại cao cấp  đang giảm dần và các đối thủ Trung Quốc lại ngày càng hạ giá để cạnh tranh. Vì thế, Samsung đã gia nhập làn sóng các công ty công nghệ như Nokia hay Intel, sang Việt Nam để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ chỉ bằng một phần ba Trung Quốc.

Tháng 3/2013, Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) đã chi 2 tỷ USD để xây dựng khu tổ hợp công nghệ cao tại Thái Nguyên. Đến tháng 10, Samsung Electro - Mechanics Vietnam cũng tuyên bố rót tiếp 1,2 tỷ USD vào nhà máy sản xuất vi mạch và linh kiện điện tử cho điện thoại di động tại đây.

Samsung dời nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam ảnh 1
Samsung đang chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc vì chi phí nhân công cao. Ảnh: CNET
Vào Trung Quốc năm 1992, Samsung hiện có 13 nhà máy sản xuất và 7 phòng nghiên cứu tại đây, theo báo cáo hồi tháng 6 của hãng. Hơn 45.000 lao động tại Trung Quốc tương đương 19% nhân viên Samsung trên toàn cầu. Đây là tỷ lệ lao động nước ngoài lớn nhất của hãng, Bloomberg cho biết. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Trung Quốc đã khiến lương nhân công tại đây tăng đáng kể. Theo khảo sát năm 2012 của Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO), lương trung bình một tháng của công nhân nhà máy tại Bắc Kinh (Trung Quốc) là 466 USD, hơn gấp ba 145 USD tại Hà Nội. Intel, hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới, đã khánh thành nhà máy lắp ráp và kiểm định sản phẩm 1 tỷ USD tại TP HCM năm 2010. Nokia cho biết nhà máy gần Hà Nội đã hoạt động hết công suất trong quý III. LG Electronics cũng đang xây nhà máy 400.000 m2 tại Việt Nam. "Việt Nam có điều kiện chính trị ổn định và lực lượng lao động trình độ tốt. Cũng giống Hàn Quốc, Việt Nam rất có ý thức tái thiết nền kinh tế sau chiến tranh", LG cho biết trong một thông báo. "Xu hướng các công ty chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng tốc trong 2-3 năm tới, chủ yếu vì chi phí lao động tại Trung Quốc. Việt Nam đang thực sự nỗ lực củng cố các ngành công nghiệp", ông Lee Jung Soon – nhân viên Cơ quan Xúc tiến Thương mại Hàn Quốc tại TP HCM nhận xét. Nhà máy mới của Samsung tại Việt Nam dự kiến tạo ra 120 triệu thiết bị một năm cho đến năm 2015, tương đương gấp đôi công suất tại Việt Nam hiện tại. Với một phần ba thị phần smartphone toàn cầu, Samsung có lẽ sẽ sản xuất tới 80% thiết bị tại Việt Nam, Lee Seung Woo - nhà phân tích tại Công ty chứng khoán IBK (Hàn Quốc) cho biết. "Ngành công nghiệp thiết bị cầm tay hoàn toàn phải nhờ vào nguồn linh kiện tốt. Mà trong đó, quan trọng nhất là nhân lực", Lee nhận xét.
Theo Hà Thu (VNE)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bất ngờ giá bưởi Tết 2023

Bất ngờ giá bưởi Tết 2023

(PLO)- Sản lượng bưởi cho mùa tết tại các nhà vườn còn ít khiến giá bưởi được dự đoán sẽ tăng cao trong mùa Tết 2023.