Kiến nghị quẹt thẻ hàng xách tay qua cửa khẩu biên giới

Như Pháp Luật TP.HCM đã thông tin ngày 18-7, làn sóng hàng Trung Quốc nhập lậu ồ ạt vào Việt Nam qua đường biên giới phía Bắc được Ban chỉ đạo 127 trung ương cảnh báo tại hội nghị về chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại ngày 17-7 ở Hải Phòng.
Cùng với hàng lậu, hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng của Trung Quốc cũng được tuồn vào Việt Nam. Các ban chỉ đạo 127 đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn làn sóng hà

Việc chống buôn lậu và gian lận thương mại ở phía Bắc có đặc điểm khác với miền Trung và Tây Nam bộ. Chính phủ đang có đoàn thị sát tại các vùng mậu biên phía Bắc và phía Nam. Ngay sau chuyến thực tế này, Chính phủ sẽ có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp để chống buôn lậu. 
ng lậu qua biên giới. Lợi dụng kẻ hở để buôn lậuHiện nay, một thủ đoạn được giới buôn lậu lợi dụng là kẽ hở của chính sách ưu đãi theo Quyết định 254 ngày 7-11-2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý hoạt động thương mại biên giới. Theo đó, miễn thuế nhập khẩu hàng hóa dưới hai triệu đồng/người/ngày đối với cư dân vùng biên. Không ít thương nhân thu mua, gom hàng của cư dân biên giới, thuê vận chuyển xé lẻ để đưa qua cửa khẩu, rồi hợp thức hóa bằng việc phát hành hóa đơn bán hàng thông thường. Thậm chí có thương nhân còn phát hành cả hóa đơn giá trị gia tăng trên khâu lưu thông để chuyển hàng lậu vào nội địa. Có thời điểm, tại cửa khẩu Bắc Luân (Quảng Ninh) mỗi ngày có 10 - 12 ngàn lượt người tham gia vào đội ngũ mang hàng xách tay cho các chủ buôn, có người tham gia đến hai ba lượt mỗi ngày. Nhà nước ta còn cho phép các tổ chức, cá nhân xuất nhập khẩu hàng hóa nếu trong một năm thực hiện đầy đủ các quy định về xuất nhập khẩu (không có vi phạm gì) thì được phân vào "luồng xanh". Luồng này được miễn kiểm tra hồ sơ và hàng hóa nếu không có những phát sinh bất thường. Các đối tượng buôn lậu lợi dụng điểm này để gửi kèm hàng lậu theo những lô hàng hợp pháp né cơ quan chức năng. Hàng kém chất lượng khó kiểm soátCông tác chống buôn lậu đang gặp nhiều khó khăn mà việc kiểm soát chất lượng hàng hóa nhập khẩu còn khó khăn hơn do có sự quản lý của quá nhiều bộ ngành, thiết bị kiểm tra chuyên dùng của lực lượng quản lý thị trường lại rất hạn chế. Chẳng hạn trước thông tin về mặt hàng quần áo sản xuất ở Quảng Châu (Trung Quốc) có chất formaldehyde ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội, Ban thường trực 127 TP Hà Nội đã kiểm tra, lấy mẫu một số quần áo, đồ chơi trẻ em để kiểm nghiệm. Tuy nhiên, trên thực tế lực lượng quản lý thị trường chỉ có thể kiểm tra về mặt hình thức thông qua nhãn hàng hóa và hóa đơn chứng từ. Nếu các điều kiện này đầy đủ cũng không thể giữ được hàng hóa lại để kiểm nghiệm. Pháp luật lại chưa quy định bắt buộc phải kiểm tra về chất lượng hàng hóa là quần áo trong lưu thông, do đó lực lượng chức năng rất lúng túng trong kiểm ra, xử lý. Cần giải pháp tổng thểTheo đề xuất của Ban chỉ đạo 127 tỉnh Quảng Ninh, để kiểm soát cư dân biên giới lợi dụng chính sách cho phép mang hàng xách tay đến hai triệu đồng/người/ngày qua cửa khẩu cần sử dụng biện pháp quẹt thẻ để quản lý. Có ý kiến cho rằng Chính phủ cần quy định rõ danh mục mặt hàng thuộc diện trao đổi của cư dân biên giới. Hàng hóa trao đổi phải có các giấy tờ xác nhận của cơ quan hải quan. Khi cư dân biên giới bán lại cho các đối tượng khác mua để kinh doanh vào nội địa thì phải có chế độ hóa đơn chứng từ để kiểm soát. Ban chỉ đạo 127 trung ương thì đề xuất một giải pháp tổng thể. Theo đó, cần giám sát chặt chẽ các đường mòn, lối mở tại các cửa khẩu phụ, các khu kinh tế cửa khẩu, tuyến hàng không, bưu điện, tuyến cảng biển. Chú trọng kiểm tra việc vận chuyển hàng hóa bằng container, các chợ ở cửa khẩu, biên giới, trong khu kinh tế cửa khẩu... Kiểm soát chặt chẽ các mặt hàng được phân vào “luồng xanh” và chống tiêu cực trong lực lượng kiểm soát. HOÀNG NGUYỄN

binhan

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm