7 hiệp hội đề nghị Chính phủ bỏ quy định bổ sung iốt

Nội dung văn bản: Đề nghị nhanh chóng sửa đổi Nghị định 09/2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm; Thông tư số 25 và 26/2016; Thông tư số 24/2017 của Bộ NN&PTNT theo đúng chỉ đạo của Chính phủ trong Nghị quyết 19/2018.

Bảy hiệp hội dẫn chứng Nghị quyết 19 được Thủ tướng ký ngày 15-5-2018 yêu cầu Bộ Y tế cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Nghị định 09 theo hướng bãi bỏ quy định muối dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường iốt; bãi bỏ quy định bột mì dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường sắt và kẽm. Thay vào đó, chỉ nên khuyến khích DN chế biến thực phẩm sử dụng.

Đối với Bộ NN&PTNT, Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định về xếp loại DN và sản phẩm trong quản lý, kiểm tra chuyên ngành đối với thủy sản nhập khẩu tại Thông tư 26 quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng ưu tiên.

Xem xét, sớm giải quyết khó khăn đối với DN như: Thủ tục kiểm dịch động vật hai giai đoạn, tại hai cấp của cơ quan thú y; tình trạng hai đơn vị cùng kiểm tra một lô hàng hoặc một đơn vị kiểm tra theo quy định của hai luật nhưng với hai thủ tục khác nhau, cấp hai giấy chứng nhận…

Theo bảy hiệp hội, ngoài những vướng mắc nêu trên đã được Chính phủ đưa vào Nghị định 19, gần đây các DN còn vấp phải một vướng mắc mới do Thông tư 12 của Bộ KH&CN ban hành ngày 28-9-2017. Cụ thể, tại khoản 6 Điều 1 đã bỏ đi quyền đề nghị của DN thử nghiệm lại đối với mẫu lưu ở một tổ chức thử nghiệm được chỉ định, trong trường hợp có nghi ngờ về kết quả thử nghiệm của cơ quan quản lý thị trường (QLTT). Trong khi Thông tư 26/2012 của bộ này đã công nhận quyền này.

Bảy hiệp hội lo ngại trong hoàn cảnh rất nhiều phương pháp kiểm nghiệm của Việt Nam chưa đạt các tiêu chuẩn quốc tế, các DN làm ăn nghiêm túc đều có thể bị phá sản bất kỳ lúc nào chỉ vì kết quả kiểm nghiệm mẫu của cơ quan QLTT có sai sót. Do đó, cần bãi bỏ quy định này.

Được biết Bộ Y tế có kế hoạch sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2016 quy định về tăng cường vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. Cụ thể, trong tháng 7, Bộ Y tế chủ trì cùng Vụ Pháp chế, đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT thành lập ban soạn thảo; xây dựng dự thảo nghị định… Đến cuối tháng 7 sẽ gửi dự thảo lấy ý kiến các bộ, ngành. Giữa tháng 9 gửi Bộ Tư pháp thẩm định và trình Chính phủ.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bất ngờ giá bưởi Tết 2023

Bất ngờ giá bưởi Tết 2023

(PLO)- Sản lượng bưởi cho mùa tết tại các nhà vườn còn ít khiến giá bưởi được dự đoán sẽ tăng cao trong mùa Tết 2023.