Nhà đầu tư kỳ vọng vào cổ phiếu ngành điện

Vì vậy, sự biến động về giá, khối lượng giao dịch CP của các DN này có ảnh hưởng lớn đến thị trường. Do nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng nên tiềm năng phát triển của các DN ngành điện còn rất lớn.

Nước ngoài thu siêu lợi nhuận

Trên thị trường chứng khoán hiện đã có nhiều DN ngành điện niêm yết CP như: Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại (PPC), Công ty Cổ phần Điện lực Khánh Hòa (KHP), Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (VHS)...

Trong đó, VHS tham gia thị trường chứng khoán sớm nhất (lên sàn Hà Nội vào tháng 7-2006). Nhưng phải đợi đến khi chuyển vào niêm yết tại sàn TPHCM thì VHS mới tạo ra ấn tượng trên thị trường. Do có khối lượng niêm yết khá lớn (125 triệu CP) nên hầu như phiên nào VHS cũng lọt vào “top 5” về lượng giao dịch.

Ngày đầu tham chiếu VSH có giá 35.500 đồng/CP, nhưng nửa tháng sau xuống còn 27.000 đồng/CP. Khi nhà đầu tư nước ngoài tăng cường mua vào thì giá VSH mới phục hồi và đi lên. Sau hơn một năm giao dịch trên sàn, vào thời điểm thị trường sôi động giá VSH lên đến 86.000 đồng/CP.

Còn PPC có khối lượng niêm yết trên 326 triệu CP. Là một DN lớn, CP có mức thanh khoản cao, hoạt động kinh doanh khá hiệu quả, được giới đầu tư nước ngoài ưa chuộng nên hằng ngày PPC được giao dịch với khối lượng lớn.

Một chuyên gia môi giới Công ty chứng khoán Ngân hàng Công thương (IBS), cho biết trước đây khối nhà đầu tư nước ngoài đã mua được 12 triệu CP của PPC với giá 24.000 đồng đến 26.000 đồng.

Khi thị trường sôi động giá PPC lên đến 100.000 đồng (còn hiện tại là 60.000 đồng), do đó các nhà đầu tư nước ngoài đã thu siêu lợi nhuận khi đầu tư vào PPC. Còn cổ phiếu KHP cũng giành được sự quan tâm lớn của các nhà đầu tư...

Sẽ ổn định lâu dài

Mặc dù CP các công ty điện chưa có những cú đột biến trên thị trường chứng khoán, nhưng giới đầu tư biết nhìn xa trông rộng vẫn kỳ vọng vào những công ty thuộc lĩnh vực này.

Dù rằng thị trường còn ế ẩm nhưng trong vòng 3 tuần gần đây, cổ phiếu VSH tăng giá trở lại và đóng cửa ở mức 51.000 đồng/CP vào phiên giao dịch cuối tuần qua. Nguyên nhân là VSH đang đầu tư thêm dự án Nhà máy Thủy điện Thượng Kon tum.

Tuy phải đến 2013 thì nhà máy này mới đi vào hoạt động nhưng ngay từ bây giờ giới đầu tư đã quan tâm tăng mua vào. Còn trên sàn Hà Nội, trong 3 phiên cuối tuần qua CP của Công ty Thủy điện Thác Bà (TBC) khối lượng giao dịch đã tăng lên gấp 3 lần so với những ngày trước đó...

Do nhu cầu sử dụng điện tại Việt Nam đang tăng 17%/năm, Nhà nước lại đang khuyến khích nhà đầu tư tham gia vào các dự án điện. Lộ trình giá điện đã được Chính phủ phê duyệt là từ năm 2008 giá bán lẻ bình quân là 890 đồng/KWh, tăng khoảng 4,5% so với hiện hành.

Từ năm 2010, các công ty trực thuộc Tập đòan Điện lực Việt Nam sẽ tự xây dựng giá bán điện trên cơ sở khung giá của Chính phủ và tự hạch toán chi phí. Vì vậy có thể lúc đó sự năng động của các DN ngành điện sẽ cao hơn, quy mô sẽ được mở rộng thêm và hiệu quả kinh doanh sẽ tốt hơn.

Những yếu tố đó khiến giới đầu tư tin tưởng DN trong ngành điện sẽ còn phát triển lâu dài và giá CP điện lực sẽ ổn định trong nhiều năm tới.

Lê Điền - Thy Thơ <EM>( Theo NLĐO)</EM>

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm