Một số quy định tại Nghị định 38 lỗi thời, bất bình đẳng

Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị việc thực hiện Nghị định 38/2021 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.

Theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam, từ 1-6, Nghị định 38 chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, đáng chú ý tại khoản 2, điều 38, mục 2, chương III quy định các hành vi vi phạm về quảng cáo trên báo điện tử và trang thông tin điện tử gồm Thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo không ở vùng cố định vượt quá 1,5 giây.

Nhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, quảng cáo trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Dẫn đầu về thị phần, doanh số quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam hiện nay là các nền tảng xuyên biên giới Facebook và Google, chiếm hơn 80% tổng doanh thu. Với quy định trên là thiếu thực tế, thời gian quá ngắn để có thể truyền tải thông điệp.

Facebook và Google chiếm 80% doanh thu quảng cáo trực tuyến Việt Nam.  

So sánh với các nền tảng quảng cáo xuyên biên giới, giao diện hiện tại cho phép người xem chỉ có thể bỏ qua quảng cáo sau ít nhất là năm giây.

Như vậy, nếu quảng cáo trên báo chí của các doanh nghiệp (DN) trong nước đang bị siết chặt bởi quy định nghiêm ngặt của nghị định này thì các DN quảng cáo xuyên biên giới lại được tạo lợi thế một cách tự nhiên bởi tiêu chuẩn, nguyên tắc hoạt động của họ.

Đồng thời, các cơ quan quản lý nhà nước cũng chưa xử lý được sai phạm của các nền tảng này khi họ không có trụ sở tại Việt Nam. Điều này đã tạo nên sự cạnh tranh bất bình đẳng giữa các DN quảng cáo trong nước; các cơ quan báo chí với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới, bảo hộ cho hoạt động quảng cáo của các nền tảng này.

Mặt khác, theo thông lệ quốc tế với báo chí miễn phí tương tự như ở Việt Nam, quảng cáo được phép xen kẽ với nội dung tin, bài và tùy biến dựa theo đối tượng đọc báo.

Người đọc có quyền nhấp chuột xem hay bỏ qua nội dung quảng cáo nhưng Nghị định 38 quy định việc “Thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin bài” là một trong các vi phạm hành chính bị xử lý.

Người đọc có quyền nhấp chuột xem hoặc bỏ qua nội dung quảng cáo.

Mặc dù quy định này hướng đến mục tiêu bảo vệ quyền lợi của độc giả nhưng lại thiếu công bằng trong đảm bảo quyền của cá nhân; tổ chức mua dịch vụ quảng cáo cũng như DN cung cấp dịch vụ quảng cáo.

Các công cụ tiếp cận khách hàng thông qua sản phẩm truyền thông chính thống bị thu hẹp, gây nhiều trở ngại, khó khăn cho ngành quảng cáo. 

Báo chí vốn là kênh uy tín để DN tiếp cận khách hàng. Đặc biệt, trong dịch COVID-19, DN có nhu cầu sử dụng kênh báo chí nhiều hơn để tiếp cận công chúng.

Theo Hiệp hội quảng cáo Việt Nam, Luật quảng cáo ban hành cách đây 10 năm còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với sự phát triển của công nghệ và truyền thông hiện đại. Nay Nghị định 38 càng khiến những bất cập này trở thành rào cản đối với sự phát triển của ngành quảng cáo; việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ khó khăn hơn.

Do đó, để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN quảng cáo trong nước và các nền tảng xuyên biên giới, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội, Hiệp hội đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc rà soát, đánh giá lại tính khả thi các quy định tại nghị định 38 đồng thời sớm phê chuẩn kế hoạch sửa đổi Luật Quảng cáo.

Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam có gần 450 hội viên là các DN truyền thông và quảng cáo...tham gia thực hiện dịch vụ quảng cáo.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.