Masan: 9 tháng, lợi nhuận thuần tăng hơn 90%

“Nhờ chiến lược “cao cấp hóa” và mở rộng ngành hàng đồ uống giúp cho Masan Consumer tăng trưởng gấp 2-3 lần mức tăng trưởng trung bình của ngành FMCG trong các năm tới. Việc Masan Resources mua lại nhà máy chế biến hóa chất vonfram công nghệ cao là bước đi chiến lược giúp công ty có thể tạo ra dòng tiền vững mạnh cũng như hiện thực hóa kế hoạch tăng công suất lên gấp đôi để mở rộng thị phần vonfram ngoài Trung Quốc. Thị trường thức ăn chăn nuôi dù đang hồi phục nhưng chúng ta đặt niềm tin lớn vào chiến lược chuyển đổi thành công ty kinh doanh thịt tươi sống hàng đầu, chứ không chỉ đơn thuần là nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi. Masan tin rằng kết quả kinh doanh năm 2018 sẽ rất ấn tượng và sẽ là nền tảng giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận đạt hai con số trong năm 2019 cũng như các năm tiếp theo” - ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc, nói.

Lĩnh vực thịt chế biến có kết quả kinh doanh thấp hơn kế hoạch năm do thiếu phát triển các sản phẩm mới và kỹ thuật hạn chế.

Cụ thể, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông công ty cho các lĩnh vực kinh doanh chính trong chín tháng năm 2018 đạt 2.307 tỉ đồng, tăng 90,2% so với cùng kỳ năm 2017.

Lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của công ty theo báo cáo tài chính trong chín tháng năm 2018 đạt 3.779 tỉ đồng, tăng trưởng 211,6% so với cùng kỳ năm 2017 do công ty nhận được lợi nhuận một lần (không phải là lợi nhuận hoạt động kinh doanh chính) là 1.472 tỉ đồng được xem như là “giả định” bán một phần tỉ lệ sở hữu trong công ty liên kết Techcombank (deemed disposal) nhờ vào kết quả phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá trị sổ sách của công ty.

EBITDA hợp nhất chín tháng đầu năm 2018 tăng 24% lên 7.718 tỉ đồng so với mức 6.241 tỉ đồng cùng kỳ năm 2017, chủ yếu nhờ vào quản lý chi phí SG&A hiệu quả và tối ưu hóa trong vận hành. Biên EBITDA hợp nhất tăng 625 điểm cơ bản lên 29% trong chín tháng đầu năm 2018.

EBITDA hợp nhất quý III-2018 tăng 2% so với cùng kỳ năm 2017. MCH dẫn đầu với mức tăng trưởng cao EBITDA đạt 38% nhưng EBITDA hợp nhất không tăng cao là do ảnh hưởng của khủng hoảng giá heo của MNS và do việc giảm tỉ lệ sở hữu tại Techcombank.

Doanh thu thuần của MCH tăng gần 30% nhờ vào tuân thủ chặt chẽ chính sách hàng tồn kho thấp với mức dưới một tháng. MSR vẫn duy trì tăng trưởng 5,8% dù tồn kho của sản phẩm đồng cao hơn làm MSR mất cơ hội ghi nhận doanh thu là 650 tỉ đồng (hàng tồn kho này sẽ được bán và ghi nhận doanh thu vào quý IV-2018). Nếu không bao gồm doanh thu của MNS thì doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group tăng trưởng 21%.

Theo dự báo, MCH tiếp tục tăng trưởng cao trên 20% nhờ vào chiến lược “cao cấp hóa” các nhãn hiệu cốt lõi (premiumization) và tung ra các sản phẩm mới cũng như tiếp tục đưa ra các phát kiến mang tính đột phá trong các ngành hàng còn mới (thịt chế biến và bia).

Để Công ty H.C. Starck GmbH 8 có kết quả kinh doanh tốt hơn, Masan Group và SK Group sẽ thành lập hội đồng hợp tác chiến lược vào quý IV-2018. Hội đồng sẽ chịu trách nhiệm khai thác nguồn lực của hai bên và tìm kiếm cơ hội hợp tác mới cho các hoạt động kinh doanh của các công ty con của Masan Group.

Ban điều hành dự tính doanh thu thuần quý IV-2018 tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của công ty của hoạt động kinh doanh chính đạt 3.300-3.400 tỉ đồng và báo cáo lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của công ty đạt 4.700-4.800 tỉ đồng, tăng trưởng 50% so với năm 2017.

Nhìn lại kết quả kinh doanh trong chín tháng năm 2018, việc mua lại phần vốn góp của Công ty H.C. Starck GmbH cũng như triển vọng tích cực của giá hàng hóa, Ban điều hành tin tưởng về khả năng đạt doanh thu trong khoảng 7.300-8.000 tỉ đồng và lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông của MSR khoảng 600-1.000 tỉ đồng đúng như đã công bố trước đây.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm