London có nguy cơ mất ngôi vị trung tâm tài chính

Khi chính phủ Mỹ đặt ra hai loại Thuế quân bình lợi tức và Thuế điều chỉnh Q (thuế điều chỉnh của chính phủ Mỹ đặt giới hạn các tỉ lệ lợi tức mà các ngân hàng phải chi trả cho nhà nước), đã khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng đồng đôla Mỹ. Lúc đó, London trở nên trung tâm của thị trường châu Âu, hấp dẫn các ngân hàng đầu tư nhiều hơn New York.

London có nguy cơ mất ngôi vị trung tâm tài chính ảnh 1

Ảnh minh họa của báo The Economist

Nhưng ngày nay, các ngân hàng đầu tư lớn của Mỹ như Goldman Sachs đã củng cố sự hiện diện của họ ở London, London không còn là một trung tâm thương mại thống trị nữa. Trước khi xảy ra khủng hoảng tín dụng, London được xem như một trung tâm thương mại của thế giới thay cho New York rồi. Tuy nhiên, điều này hiện nay có thể chỉ còn là hư danh.

Ông Robin Bowie thuộc tập đoàn quỹ tài trợ Dexion Capital nói: “Vị trí trung tâm thương mại của London ngày nay đang bị đe dọa”. Một loại thuế đặc biệt về lợi tức của các ngân hàng tuyên bố từ đầu tháng 12 đã sẵn sàng đánh thuế lên tới tỉ lệ 50% đối với những người dân có thu nhập cao, một gánh nặng cho những cư dân nước ngoài đang sống tại Anh. Và những đạo luật về trợ cấp đã tạo nên những mức thuế bất lợi lên đến trên 100%.

Một cuộc thăm dò từ công ty Bloomberg cho thấy trong vòng hai năm nữa nước Anh sẽ tụt hậu sau Singapore trong vai trò quốc gia có thành phố là trung tâm thương mại phồn thịnh đứng hàng thứ ba thế giới. Một thăm dò khác của công ty luật Eversheds, phát hiện khả năng Thượng Hải của Trung Quốc có thể thay thế vị trí của London trong vòng mười năm nữa.

London có nguy cơ mất ngôi vị trung tâm tài chính ảnh 2

Doanh thu tài chính của 27 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) năm 2008 (tính bằng tỉ bảng Anh) gồm: Anh, Đức, Pháp, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha, Ireland và các quốc gia khác

Con số những doanh nhân rời bỏ nước Anh ngày càng tăng. Điều đáng nói là vấn đề thời gian để nhà nước có thể điều chỉnh lại các sách lược của họ. Theo tiết lộ của các nhà phân tích kinh tế thuộc Viện phân tích tài chính CFA, phát hiện thấy có khả năng 20% các doanh nhân sẽ rời khỏi nước Anh trong năm tới. 

Các ngân hàng Anh cho biết, từ khi thuế lợi tức chia thêm được tuyên bố, các đối thủ của họ ở nước ngoài đã tung ra những chiêu tranh thủ, áp dụng những sắc thuế thấp để chiêu dụ các nhà doanh nghiệp. Một nhà doanh nghiệp gốc Pháp làm ăn ở London cho biết, ông ta đã nhận được một bức thư từ Pháp, đề nghị chế độ ưu đãi thuế nếu ông ta mang ngành kinh doanh của mình về quê nhà. Ông ta đã không nhận đề nghị đó, nhưng nghĩ rằng đã tới thời điểm “báo động đỏ” cho London, nơi có một số lượng lớn những người Pháp tha hương cư ngụ làm ăn ở đây. Bên cạnh đó, Tullett Prebon, giám đốc một công ty môi giới, đang tạo cơ hội tái định cư ở Anh cho các nhân viên của ông, nhấn mạnh rằng có nhiều người đã bộc lộ sự quan tâm trước “Sự gia tăng một tương lai bất ổn định về chế độ thuế”.

Châu Á ngẫu nhiên đã đóng một vai trò quan trọng hơn như một trung tâm tài chính thực sự, khẳng định quyền lực kinh tế của họ và vai trò trở thành nguồn cứu vãn đối với kinh tế thế giới. Gần đây, có nhiều khoản tiền đã đi thẳng tới các thị trường nổi bật ở châu Á mà không cần đi qua London hay New York.

Theo V.T (báo Công An TP.HCM/The Economist)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm