Loay hoay gỡ rối

Tuy nhiên, kiểm soát chưa hẳn đã đồng nghĩa với giữ nguyên tỉ lệ khống chế 3%. Theo nhiều nguồn tin, NHNN đang tìm cách gỡ nút thắt này, vấn đề là gỡ như thế nào?

Cả chủ - nợ đều vướng

Đến nay, Hà Nội có NHTPCP Kỹ Thương giảm được tỉ lệ cho vay CK xuống 2,2%/tổng dư nợ, còn lại là hơn 3%, thậm chí một vài NH vẫn ở mức trên 2 con số.

Mặc dù các NH luôn thông báo đã giảm dư nợ cho vay CK, nhưng mức giảm rất thấp từ 0,2% đến 2,9%/tháng. Chỉ một nửa số NHTMCP ở Hà Nội cam kết là đến 31.12.2007 sẽ đưa dư nợ cho vay CK về mức quy định, số NH còn lại thì không dám chắc. Nguyên nhân do còn nhiều hợp đồng cho vay thời gian đáo hạn sau 31.12.2007.

Ngoài biện pháp thuyết phục, nếu khách hàng không đồng ý thì NH cũng không thể thu nợ trước hạn hoặc phát mại tài sản đảm bảo vì khách không vi phạm các cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Về phía khách hàng, do thị trường niêm yết mới hồi phục, OTC còn trầm lắng nên cũng khó khăn trong cân đối tài chính trả nợ NH. Hơn nữa với viễn cảnh thị trường tăng mạnh về cuối năm thì không NĐT nào chịu trả nợ trước hạn.

Để giảm được tỉ lệ cho vay CK, một số NHTM CP phải dùng một số biện pháp phi kinh tế như: Bán nợ (chuyển một số khoản cho vay CK) sang các NHTM Nhà nước (còn tỉ lệ cho phép) và phải chịu ép giá (lãi suất thấp so lãi suất thu được từ cho vay trực tiếp khách hàng); không giảm được số tuyệt đối thì tăng tổng dư nợ vội vã để hạ tỉ lệ cho vay CK; giảm lãi suất cho khách hàng trả trước hạn ...

Mở hay thắt?

Nếu nói quá lời một chút thì tỉ lệ 3% đối với NHNN bây giờ như câu hỏi của Hamlet "tồn tại hay không tồn tại?". Có người nói đùa Vụ Chính sách tiền tệ bây giờ "ăn 03, ngủ 03" vì áp lực. Tuy nhiên cũng nên xác định rằng trong những hoàn cảnh đặc biệt, cơ quan QLNN phải có quyết định tình thế.

Có thể ở các nước phát triển khi kỷ luật thị trường được tuân thủ, các NH có kinh nghiệm quản trị rủi ro thì họ không đề ra tỉ lệ khống chế, nhưng với thị trường mới nổi như VN và trình độ quản trị của các NH nội địa còn rất hạn chế thì việc kiểm soát cho vay CK là đúng.

Trong thời gian qua, nếu xem xét kỹ thì có thể nhận thấy những NHTMCP nào, những ai có động cơ trong việc tăng tần suất áp lực dư luận lên Chỉ thị 03.

Có lẽ vì lý do an toàn hệ thống, nên NHNN cũng không thể công bố những tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong hoạt động cho vay CK của một số NHTMCP để dư luận có thể đồng tình hơn với quyết định của mình.

Vấn đề không phải là NHNN có tiếp tục kiểm soát hoạt động cho vay kinh doanh CK hay không vì chừng nào còn chức năng quản lý thì NHNN vẫn phải có nhiệm vụ đó.

Câu hỏi mà bản thân NHNN cũng đang phải tìm câu trả lời hiện nay là có giữ nguyên quy định khống chế tỉ lệ 3% áp dụng cho tất cả các NH vào cuối năm hay không?

Nhiều khả năng NHNN sẽ điều chỉnh

Đến thời điểm này thì hầu như mọi người đều đồng ý rằng việc ấn định tỉ lệ 3% vào một thời điểm là không thực tế. NHNN cũng nhận thức vấn đề và đang tìm cách giải quyết.

Tuy nhiên, phương án điều chỉnh nào hợp lý thì chưa xác định được vì còn thiếu kết quả điều tra, khảo sát cụ thể. Đặc biệt, NHNN vẫn lo ngại hiệu ứng của việc điều chỉnh tỉ lệ 3% với kiềm chế lạm phát.

Vừa qua có một số đề xuất đáng chú ý như:

- Đối với những hợp đồng tín dụng hợp pháp, hợp lệ đã ký trước khi Chỉ thị 03 ban hành và có thời gian đáo hạn sau 31.12.2007 thì vẫn nên duy trì đến khi hết hạn.

- Bỏ cho vay ứng trước (T+4) ra khỏi tỉ lệ khống chế vì loại cho vay này gần như không có rủi ro; quy định tỉ lệ đối với từng NH (thay vì mức đồng hạng 3%) theo kết quả xếp loại NH và trình độ quản trị rủi ro.

- Có phân biệt tỉ lệ giữa cho vay CK thế chấp bằng bất động sản và cầm cố sổ tiết kiệm (mức độ an toàn cao hơn) và loại cho vay cầm cố bằng CK (nhiều rủi ro).

- Kiên quyết thu hồi nợ của các khách hàng vay kinh doanh CK dài hạn (vì quy chế chỉ cho vay ngắn hạn đối với kinh doanh CK).

- Tiếp tục tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia khác trong kiểm soát cho vay CK... Để tiến tới về lâu dài, như một chuyên gia nói có thể bỏ khống chế kiểu hành chính mà áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt về giám sát rủi ro và giám sát tuân thủ đối với các NH.

Tất cả những ý kiến trên đều đang được NHNN xem xét, cân nhắc. Tìm ra giải pháp hợp lý và phù hợp với thực tiễn cho tỉ lệ 3% không chỉ mở nút thắt cho TTCK, cho NH mà còn giúp NHNN kiểm soát được hoạt động tín dụng của các NHTM, tránh những rủi ro tiềm ẩn trong cho vay tiêu dùng hiện nay.

Đến 30.9.2007, tỉ lệ dư nợ cho vay CK của các NH là 2,7%/tổng dư nợ, giảm đáng kể so mức 3,6% tại thời điểm 30.6.2007.

Tuy nhiên có một dấu hiệu đáng lưu ý là trùng với thời điểm TTCK "nóng" lên (khoảng từ đầu tháng 10 đến nay), nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình tăng mạnh. Dự kiến số dư cho vay tiêu dùng của các NH ở HN sẽ tăng gần gấp đôi so cuối năm 2006.

Đã có nhiều hiện tượng thế chấp bất động sản, cầm cố sổ tiết kiệm vay vốn NH với giải thích là tiêu dùng, sửa chữa nhà, mua nhà ở, đất ở, nhưng thực chất là để kinh doanh CK. Nếu NHNN không chú ý kiểm tra thì sẽ dẫn đến tình trạng "bịt lỗ hà ra lỗ hổng".

Theo Trịnh Ngọc Lan ( Lao Động)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.