Kinh tế thế giới 2015: Kẻ khóc, người cười

Hình minh họa

Nền kinh tế Mỹsẽ tăng tốc. Hầu như quan điểm thống nhất trên các thị trường tài chính toàn cầu cho rằng năm 2015 đồng USD sẽ tăng mạnh. Theo dự báo của IHS - một tập đoàn của Mỹ chuyên tư vấn về thị trường, các ngành kinh tế và kỹ thuật toàn cầu, nền kinh tế của siêu cường Mỹ tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn các nền kinh tế hàng đầu thế giới khác nhờ nhu cầu thị trường nội địa tăng mạnh, tài chính của các hộ gia đình được cải thiện và giá xăng giảm xuống mức thấp. Nhiều chuyên gia cho rằng Mỹ đang “phá Nga” nên sẽ khó hồi phục. Nhưng ý kiến phần đông lại tin rằng Mỹ hoàn toàn có thể kiểm soát được việc cấm vận, hạ giá xăng dầu của mình. IHS dự báo Mỹ sẽ tăng trưởng 2,5%-3% năm 2015.

Hãng tin Reuters nhận định nền kinh tế khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cuối cùng sẽ thoát khỏi tình trạng kinh tế trì trệ nhờ cú hích từ giá dầu thấp kỷ lục, đồng euro giảm giá, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ và xu hướng mạnh lên của hệ thống ngân hàng nước này. Trong khi đó, IHS lại cho rằng Eurozone sẽ tiếp tục chật vật do thị trường lao động èo uột, đạt mức tăng 1,4% trong năm 2015.

Nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm tốc bất chấp Bắc Kinh đã và đang có sự hỗ trợ trực tiếp từ chính sách tiền tệ và tài khóa. IHS dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tốc còn 6,5% trong năm 2015 - mức tăng yếu theo “chuẩn” của Trung Quốc. Trong khi đó, hãng tin Reuters dự báo bong bóng tín dụng của Trung Quốc đổ vỡ và núi nợ sẽ dẫn tới một cuộc khủng hoảng toàn diện khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc sẽ giảm tốc còn 2,5%. Hãng tư vấn Fathom Consulting cho rằng khả năng kịch bản này xảy ra là 35%.

Nền kinh tế thứ ba thế giới Nhật Bản sẽ thoát suy thoái. Theo IHS, sau khi trải qua cuộc suy thoái lần thứ tư trong vòng sáu năm, nền kinh tế Nhật sẽ tăng trưởng trở lại trong năm 2015, với mức tăng dự báo sẽ là khoảng 1%. Chính sách nới lỏng của Ngân hàng Trung ương Nhật và gói kích thích khổng lồ của chính phủ Nhật, cùng với giá năng lượng thấp, sẽ là những yếu tố đưa nền kinh tế lớn thứ ba thế giới trở lại với tăng trưởng.

Nền kinh tế Nga được IHS dự báo sẽ đuối so với các nền kinh tế mới nổi khác do tác động tiêu cực của lệnh trừng phạt, giá dầu lao dốc và sự tháo chạy của các dòng vốn. Theo dự kiến, năm 2015 nước Nga sẽ “bốc hơi” 50% ngân sách quốc gia vì giá dầu giảm mạnh xuống còn trên dưới 50 USD/thùng.

Các nền kinh tế mới nổi sẽ có sự phân hóa về tăng trưởng. Đó là các nền kinh tế mới nổi ở châu Âu, Mỹ Latin, Trung Đông, Bắc Phi, khu vực tiểu sa mạc Sahara. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi sẽ đạt được mức tăng trưởng khả quan hơn trong năm 2015 nhờ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.