Ảnh hưởng dịch corona, Tiền Giang trữ 4.500 tấn thanh long

Giá trái cây đặc sản giảm mạnh vì Corona

Sáng 11-2, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng đoàn công tác Bộ NN&PTNT làm việc với tỉnh Tiền Giang về tình hình sản xuất, chế biến nông sản trước ảnh hưởng của dịch bệnh viêm đường hô hấp do virus nCoV gây ra. Bộ trưởng yêu cầu việc xử lý hàng nông sản còn tồn đọng, trước mắt cần tập trung tiêu thụ nội địa.

Trái cây xuất khẩu của Tiền Giang xuống giá mạnh

Tiền Giang có diện tích cây ăn trái gần 80.000 ha trong đó có nhiều loại trái cây đặc sản, sản lượng hằng năm đạt 1,49 triệu trái cây các loại. Toàn tỉnh có trên 150 cơ sở thu mua, sơ chế trái cây với quy mô vừa và nhỏ, 14 nhà máy chế biến trái cây đang hoạt động với công suất 47.000 tấn/năm. Ngoài thị trường Trung Quốc các sản phẩm chế biến còn xuất sang thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Nhà vườn trồng thanh long sốt ruột khi giá lao dốc

Năm 2019, trái cây Tiền Giang xuất khẩu đạt 20.696 tấn, giá trị đạt 37,6 triệu USD, tăng hơn 158% về lượng và 167% về giá trị so với cùng kỳ. Trong đó, thanh long chiếm 38,7%, sầu riêng chiếm 10%, chuối 3,68%, xoài 2,73%..., số còn lại là các sản phẩm qua chế biến đông lạnh.

Ông Nguyễn Văn Mẫn - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết ngay sau tết tình hình tiêu thụ một số loại cây trồng rất khó khăn, giá sụt giảm nhất là các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc như: Thanh long, sầu riêng, mít,… hầu hết các đơn hàng từ Trung Quốc đều bị hủy do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV chưa được kiểm soát.

Điều này đã khiến cho giá các loại trái cây giảm mạnh. Riêng thanh long, trên địa bàn tỉnh có 74 doanh nghiệp, HTX, cơ sở thu mua thanh long. trong đó có 40 cơ sở kinh doanh đầu tư kho lạnh bảo quản với tổng sức chứa 6.097 tấn, hiện các kho đã trữ khoảng 4.500 tấn. Với sầu riêng, có 66 cơ sở thu mua, sơ chế, kinh doanh, giá thu mua hiện tại 25.000-38.000 đồng/kg (trước tết 45.000-50.000 đồng/kg). Đối với mít, giá bán hiện nay khoảng 20.000 đồng/kg (trước tết 45.000-50.000 đồng/kg)… Ngoài ra các loại trái cây tiêu thụ nội địa (vú sữa, ổi, khóm) cũng ảnh hưởng, giá bán giảm 5.000-10.000 đồng/kg…

Để giải quyết tình thế tức thời, thời gian qua, tỉnh Tiền Giang đã cùng với các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp thức thời giúp tiêu thụ nông sản như: Đưa trái cây vào các siêu thị, suất ăn công nghiệp tại các khu công nghiệp; tổ chức chương trình đồng hành doanh nghiệp, HTX tiêu thụ trái cây…

Cũng theo giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang, ngoài ảnh hưởng của việc xuất khẩu trái cây sang thị trường Trung Quốc, vườn cây ăn trái đặc sản của tỉnh Tiền Giang đang bị đe dọa của xâm nhập mặn. Cụ thể trên sông Tiền mặn đã xâm nhập đến Vàm Trà Lọt (cách cửa biển 120 km) ảnh hưởng khu vực vườn cây ăn trái đặc sản của huyện Cái Bè, Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và huyện Châu Thành.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT làm việc về tình hình nông sản tại tỉnh Tiền Giang 

Để bảo vệ vườn cây ăn trái trước diễn biến của xâm nhập mặn, tỉnh Tiền Giang đã có nhiều giải pháp ứng phó, đóng cống ngăn mặn, vận động người dân trữ nước ngọt phục vụ sản xuất, đắp đập tạm ngăn mặn vào nội đồng….

 “Nhờ chủ động ứng phó đến thời điểm hiện tại Tiền Giang đảm bảo đủ nước ngọt phục vụ 79.138 ha cây ăn trái hiện có và đủ nước sinh hoạt cho hơn 1,7 triệu dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời đảm bảo nước ngọt phục vụ sản xuất vùng ngọt hóa Gò Công trong đó có trên 24.000 ha lúa đông xuân đang phát triển bình thường” - ông Nguyễn Văn Mẫn - Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Tiền Giang nói.

Đẩy mạnh tiêu thụ nội địa “giải cứu” trái cây

Tại buổi làm việc, tỉnh Tiền Giang kiến nghị Bộ NN&PTNT thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ cho thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí thu mua, tiêu thụ trái cây bị đình trệ và sụt giảm vì ảnh hưởng của dịch bện nCoV; tiếp tục hỗ trợ tỉnh mời gọi doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến trái cây; xem xét hỗ trợ kinh phí cho Tiền Giang được đầu tư xây dựng hồ chứa nước ngọt trên kênh Nguyễn Tấn Thành để chủ động phòng chống hạn, mặn với kinh phí khoảng 400 tỉ đồng; xem xét hỗ trợ tỉnh đầu tư ô bao bảo vệ 19.000 ha cây ăn trái tại huyện Cái Bè (giai đoạn 2020-2025) với kinh phí khoảng 2.000 tỉ đồng.

Công đoàn Tiền Giang hỗ trợ "giải cứu" thanh long

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao những mặt làm được của Tiền Giang. Bộ trưởng lưu ý, tình hình hạn, mặn hiện nay diễn ra khốc liệt hơn cả năm 2016 nhưng Tiền Giang đã  bảo vệ được gần 25.000 ha lúa đông xuân và  hơn 79.000 ha cây ăn trái không bị tổn thương mặc dù ranh mặn xâm nhập vào sâu có nơi đến 120 km, lịch sử chưa từng chưa xảy ra. Và hơn 1,7 triệu người dân trong toàn tỉnh vẫn được đảm bảo đủ nước ngọt. Bộ trưởng cho rằng đây là bài học kinh nghiệm trong việc chủ động ứng phó của địa phương..

Tuy vậy, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cũng lưu ý địa phương không được lơ là chủ quan, cần rà soát lại các kịch bản, thường xuyên quan trắc thực tế, thăm đồng ruộng, khảo sát tình hình để có phương án xử lý kịp thời, giữ cho được, không để tổn thương diện tích cây ăn trái. “Sắp tới còn hai đợt triều cường vào tháng 2 và tâm điểm tháng 3, tôi yêu cầu Tiền Giang phải chủ động ứng phó và  giữ cho bằng được không để thiệt hại lúa đông xuân và  tổn thương gần 80.000 ha cây ăn trái của  Tiền Giang…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Vẫn theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, thời gian qua do ảnh hưởng của dịch bệnh nCoV hoành tại Trung Quốc đã ảnh hưởng xấu đến tình hình trao đổi nông sản của Việt Nam với Trung Quốc. Theo Bộ trưởng, VN xuất khẩu 40 tỉ USD thì có 8,5 tỉ USD xuất khẩu đi Trung Quốc, trong đó có 2,6 tỉ USD rau, quả xuất khẩu sang thị trường này. Trong các loại rau, quả xuất sang Trung Quốc còn có thanh long và dưa hấu chiếm đa số. 

 Thời điểm này, trái thanh long của ta xuất khẩu sang Trung Quốc bị ứ đọng tạm thời. Về xử lý hàng nông sản cục bộ, tạm thời hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đề nghị trước mắt cần tập trung tiêu thụ nội địa, thực hiện các giải pháp để không ảnh hưởng lớn nông dân. Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường lấy ví dụ, chúng ta có 150.000 tấn thanh long nếu đem chia cho 100 triệu dân thì hoàn toàn có thể tiêu thụ được nội địa. Cạnh đó bộ trưởng cũng yêu cầu các nhà máy lớn chế biến, sản xuất, xuất khẩu nông sản, các kho lạnh phải cùng vào cuộc thời điểm này. Nếu tất cả vào cuộc, kéo dài từ nay cho đến hết quý I thì đó không là vấn đề lớn.  

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm