GÓP Ý XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH

Doanh nghiệp và ban soạn thảo cần có sự đối đáp

Đặc biệt ngay cả người lãnh đạo DN có ảnh hưởng lớn nhất đến quyền lợi của chính DN cũng không tham gia dù ban tổ chức đã mời”. Đây là ý kiến được ông Phạm Đình Thi, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế, Bộ Tài chính kết luận sau cuộc hội thảo về những vướng mắc của Nghị định 123 năm 2008 hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 124 năm 2008 hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập DN tổ chức hôm qua 10-3.

Là người có 17 năm làm chính sách thuế, ông Thi nhận định: Chỉ khi nào động chạm đến quyền lợi sát sườn của DN thì họ mới biết đến việc thay đổi của chính sách. Hay đến khi thực hiện chính sách, có vướng mắc thì DN mới phát hiện ra là chính sách có vấn đề. Đơn cử, chỉ sửa ba chữ trong một văn bản luật, tiền thuế của một DN nọ đã phải nộp tăng thêm 1 tỉ đồng mỗi năm. Nhưng đến khi áp dụng luật sửa đổi thì DN này mới để ý.

“Trong quá trình xây dựng, soạn thảo và lấy ý kiến chúng tôi đã gửi lấy ý kiến rất nhiều vòng. Thậm chí có những điểm thay đổi, chúng tôi phải ghi chú rằng đây là những nội dung thay đổi lớn cho DN biết. Vấn đề đặt ra rằng trong quá trình sửa đổi hai nghị định này, rất mong các DN rất lưu ý cho. Vì chính sách thuế liên quan trực tiếp đến quyền lợi của DN” - ông Thi nhấn mạnh.

Về vấn đề này, ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho hay trong nhiều cuộc khảo sát về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do VCCI thực hiện, có gần 40% DN đồng ý với nhận định phải dùng chi phí cho việc bôi trơn chính sách. Thực tế, nhiều quy định hiện hành chưa thực sự rõ ràng. Cho nên một số DN đã lợi dụng việc này để lách luật mà làm lợi cho mình. Muốn tránh được những thực trạng trên và có thêm sự hợp tác từ phía cộng đồng DN, theo ông Huỳnh, ngôn từ trong các văn bản chính sách cần minh bạch, dễ hiểu.

Liên quan đến việc Bộ Tài chính đang lấy ý sửa đổi hai nghị định nói trên, ông Huỳnh kiến nghị ban soạn thảo nên có diễn đàn trở lại. Nghĩa là ban soạn thảo nên trả lời chấp nhận hay không chấp nhận với những ý kiến mà DN góp ý.

LÊ THANH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm