Doanh nghiệp thiết bị giải trí: Lèo tèo khách

Thế nhưng tình hình năm nay lại khá im ắng, khảo sát một số điểm kinh doanh trên đường Bùi Thị Xuân (quận 3), Nhật Tảo (quận 10) tại TP.HCM cho thấy tình hình kinh doanh không mấy khả quan.

Chủ một doanh nghiệp (DN) chuyên bán các sản phẩm giải trí HD ở quận 10 thở dài cho biết mùa mua sắm tết năm nay hầu như không có khách, trong khi các chi phí như mặt bằng, điện, nước lại có xu hướng tăng mạnh khiến DN vừa phải ôm hàng, vừa bị phí đè.

Để đối phó với khó khăn, nhiều DN đã đưa ra giải pháp như yêu cầu hợp tác với DN sản xuất kích cầu thị trường với nhiều chương trình giảm giá đến mức lời thấp nhất. Hay như từ việc chỉ đơn thuần hoạt động bán hàng tại chỗ, nay có DN thêm chức năng tư vấn, giao hàng.

Ông Nguyễn Cảnh Hiền, Giám đốc kinh doanh Bách khoa Computer, cho biết để giảm áp lực trong khó khăn, DN quyết định chuyển đội ngũ nhân viên từ làm chính thức sang thời vụ. Việc này giảm được khá nhiều chi phí trả lương hằng tháng. Những giải pháp thông thường khác là tiết kiệm phí điện thoại, điện, nước, tiêu dùng...

Doanh nghiệp thiết bị giải trí: Lèo tèo khách ảnh 1

Người tiêu dùng ít mua thiết bị giải trí hơn vì kinh tế khó khăn. Ảnh: NHƯ VŨ

Còn ông Võ Ngọc Tài, Giám đốc Công ty Nghe nhìn Hay & Đẹp, thì nói giải pháp hiện nay của công ty ông là nâng cao năng lực bán hàng của nhân viên, đồng thời tăng cường đội ngũ giao hàng. Cũng theo ông Tài, để hạn chế tồn kho dịp cận tết, DN không dám ôm hàng nhiều như mùa tết năm trước. Thay vì thu gom lượng hàng lớn để bán cho khách, DN chỉ lấy lượng hàng vừa phải và chỉ lấy hàng khi khách có nhu cầu, chấp nhận tăng chi phí di chuyển lấy hàng.

Không chỉ có DN kinh doanh thiết bị giải trí quy mô nhỏ nhỏ, ngay cả một vài siêu thị lớn cũng đang lao đao, điển hình là đã có vài siêu thị điện thoại đóng cửa. Có chuỗi siêu thị liên tục mở rộng dù doanh thu giảm. Nhưng trên thực tế, những chuỗi này không phải mở ra với mục đích bán hàng mà chỉ là do áp lực đầu tư.

Theo báo cáo của Công ty Nghiên cứu thị trường GfK Việt Nam, doanh thu từ nhóm hàng điện tử thiết bị nghe nhìn quý III-2012 giảm tới 12% so với cùng kỳ năm 2011. Riêng đối với điện thoại di động, ngành hàng này đang ở mức báo động đỏ với tổng doanh thu đạt được trong quý gần nhất là 7.400 tỉ đồng, giảm gần 9% so với cùng kỳ năm 2011.

NHƯ VŨ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm