Doanh nghiệp nhỏ đã 'đáng thương' còn gặp khó

Do lịch sử hình thành ngắn nên DNVVN phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân, không phát triển được trong thời kỳ kinh tế quản lý tập trung nên vốn yếu.

Đây là nhận định được đưa ra trong hội thảo: "Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ - kinh nghiệm từ Nhật Bản" được tổ chức ngày 2-3 tại Hà Nội.

Phát biểu trong hội thảo, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Đặng Huy Đông cho rằng DNVVN chính là xương sống của nền kinh tế, 70% số lao động làm việc trong các DNVVN. Tuy nhiên, DNVVN là những chủ thể yếu và đáng thương, trong quá trình hoạt động, DNVVN lại gặp phải rất nhiều khó khăn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Trường Giang, Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP.HCM, cho rằng DNVVN hiện gặp phải rất nhiều những vấn đề như: vốn yếu, khó tiếp cận vốn vay, năng lực quản lý kém, các chính sách của Chính phủ chưa thực sự phát huy hiệu quả…

Theo ông Giang, do lịch sử hình thành ngắn nên DNVVN phần lớn là các doanh nghiệp tư nhân, không phát triển được trong thời kỳ kinh tế quản lý tập trung nên vốn yếu.

Đáng chú ý, ông Giang cho rằng hiện tại, năng lựa quản lý của những người sáng lập ra DNVVN vẫn còn thấp, chưa đủ kiến thức để có thể quản lý, hoặc nếu có thể quản lý thì lại chỉ quản lý được doanh nghiệp khi quy mô doanh nghiệp còn nhỏ. Đến khi doanh nghiệp lớn lên thì những người lãnh đạo DNVVN lại không đủ năng lực để quản lý nên dẫn đến nguy cơ phá sản cao hơn.

“Do năng lực quản lý của những người sáng lập thấp cho nên làm nảy sinh nhiều vấn đề: quy mô doanh nghiệp còn nhỏ thì có thể quản lý được nhưng khi doanh nghiệp lớn lên thì không thể quản lý được. Do đó, nguy cơ phá sản cũng tăng lên, người sáng lập thậm chí còn không kiểm soát được công ty, làm nảy sinh các tệ nạn như: tiền hoa hồng trong công ty, giảm tính minh bạch, sự độc tài của giám đốc…” - ông Giang nói.

Thêm vào đó, theo ông Giang, tình trạng 2 sổ sách kế toán và năng lực kinh doanh của giám đốc kém cho nên tính minh bạch của doanh nghiệp thấp dẫn đến tính trạng khó tiếp cận vốn của ngân hang. Do đó, dù doanh nghiệp thiếu vốn những cũng không thể vay vốn và không thể phát triển.

Đại biểu phát biểu tại hội thảo

Đáng  chú ý, theo ông Giang chính sách phát triển cho DNVVN bắt đầu được thực hiện từ năm 2009 nhưng hiệu quả hỗ trợ lại không cao. Mặt khác, thuế thu nhập doanh nghiệp cũng là gánh nặng lớn, cản trở quá trình đầu tư, trang thiết bị, tuyển dụng phát triển nguồn nhân lực…. của doanh nghiệp.

“Chính sách vừa phiền hà nên làm cho chi phí, gánh nặng của doanh nghiệp nặng thêm, làm giảm năng lực về vốn của doanh nghiệp. Thậm chí, đối với các DNVVN không có quan hệ với quan chức Chính phủ thì không nhận được bất kỳ hỗ trợ nào” - ông Giang nói.

Ngoài ra theo ông Giang, trước đây, trong một thời gian dài ở Việt Nam do coi các doanh nghiệp nhà nước là trọng tâm của nên kinh tế nên chính vì thế mà các nguồn lực xã hội như tài chính, chính sách ưu đãi thuế… đều tập trung vào doanh nghiệp nhà nước.

Từ đó, ông Giang cho rằng để có thể hỗ trợ DNVVN phát triển thì Chính phủ nên áp dụng khung thế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi cho các DNVVN.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm