'Đào tạo nhân viên sớm để không phải trả giá đắt cho việc sa thải'

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

GS. Jean-Marc Lavest, Giám đốc Tổ chức Đại học Pháp ngữ (AUF) Châu Á – Thái Bình Dương, đã lưu ý như vậy tại Hội thảo quốc tế “Phát triển mô hình đào tạo luân phiên” do AUF vừa phối hợp với Trường Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức.

Hội thảo trực tuyến đã thu hút 300 đại biểu từ 80 trường đại học thuộc 9 quốc gia tham dự.

GS. Jean-Marc Lavest, Giám đốc AUF Châu Á – Thái Bình Dương, khái quát đào tạo luân phiên là một kỳ thực tập từ một tới vài tuần nhằm chuẩn bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong môi trường làm việc.

Mô hình đào tạo luân phiên thông thường 2-3 ngày học tại trường và thời gian còn lại tại doanh nghiệp. Cũng có nơi áp dụng chế độ luân phiên theo học kỳ, trong đó mỗi năm gồm các học kỳ tại trường xen kẽ với ít nhất một học kỳ tại doanh nghiệp.

Đào tạo luân phiên cũng có thể có những dạng thức khác rộng, sâu và chặt chẽ hơn, gắn kết ba đối tượng người học, nhà trường và người sử dụng lao động.

"Hiện nay không có bất kỳ một ngân hàng, cơ quan hành chính công, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập đoàn lớn hay một hãng tư vấn nào mà không sử dụng người lao động là các sinh viên đào tạo luân phiên từ bậc cử nhân, thạc sĩ hay nghiên cứu sinh" - Giám đốc AUF Châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh. 

Lao động tay nghề cao đang làm việc tại doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Ảnh: PHONG ĐIỀN

GS. Jean-Marc Lavest lưu ý, những hợp đồng lao động này tuân thủ theo luật lao động, vì thế doanh nghiệp được hưởng những ưu đãi về thuế.

Ngoài những ưu đãi về thuế thì mô hình này còn cho phép mỗi doanh nghiệp có tầm nhìn xa hơn về chiến lược nhân sự khi tham gia đào tạo từ sớm cho nhân viên tương lai về văn hóa của tổ chức, đồng thời hạn chế những sai lầm trong tuyển dụng có thể dẫn đến những khoản chi trả đắt đỏ khi sa thải.

Các nhà nghiên cứu của Việt Nam chỉ ra hợp tác đại học và doanh nghiệp được Nhà nước quan tâm từ hai thập niên trở lại đây. Hiện Việt Nam có khoảng 400 trường đại học và học viện

Tuy nhiên, sự hợp tác giữa đại học và doanh nghiệp vẫn chưa được quan tâm đúng mức hoặc có một mô hình liên kết phù hợp, nhất là hợp tác đào tạo nguồn nhân lực cho các lĩnh vực chủ lực của đất nước, trong đó có lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin - viễn, du lịch, kĩ thuật...

Mô hình đào tạo luân phiên được đánh giá là hướng đi có nhiều triển vọng và tạo ra sự kết nối bền chặt hơn giữa hai khu vực kinh tế và giáo dục, đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường tự chủ đại học nhằm khuyến khích huy động mọi nguồn lực và sáng kiến cải tiến chất lượng đào tạo, phục vụ các mục tiêu tăng trưởng kinh tế-xã hội cả về lượng lẫn về chất.

Bên cạnh lợi ích, mô hình này gặp phải không ít rào cản như chi phí đào tạo (do doanh nghiệp chi trả); chính sách hỗ trợ quốc gia về tài chính hay các cơ chế trợ cấp, miễn giảm thuế; khả năng tiếp nhận hạn chế của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm