Dán tem bia, doanh nghiệp tăng chi 7000 tỉ đồng mỗi năm

Theo đó, VBA cho rằng việc dán tem trên sản phẩm bia là không cần thiết, không có tác dộng ảnh hướng đến việc quản lý nhà nước đối với ngành bia; trong khi đó, nếu dán tem sẽ làm tăng chi phí của doanh nghiệp (DN) và gây khó khăn trong công tác sản xuất, kinh doanh.

Ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch VBA cho biết, để thực hiện dán tem bia, các DN phải bỏ chi phí đầu tư thiết bị, chi phí mua tem, chi phí quản lý… từ đó làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận và giảm nộp thuế thu nhập DN cho nhà nước.

Theo tính toán, vốn đầu tư mua máy dán tem làm cho ngành bia bỏ ra hơn 3.000 tỉ đồng, bình quân 15 tỉ/máy; trong đó Nhà máy bia Sài Gòn (Sabeco) 645 tỉ đồng, bia Hà Nội (Habeco) 495 tỉ đồng, Heineken 240 tỉ đồng, Carlberg 240 tỉ đồng,… Cùng với đó, chi phí mua tem cũng khiến mỗi DN bỏ ra hơn 2.000 tỉ đồng (tương đương 319 đồng/tem). Ngoài ra, các DN còn phải thêm chi phí dán tem, tính chung chi phí ngành bia tăng thêm 7.000 tỉ đồng mỗi năm. Từ đó dẫn đến giảm lợi nhuận hàng năm khoảng 7 tỉ đồng và giảm nộp thuế cho nhà nước 1,5 tỉ đồng/năm.

Đối với quản lý nhà nước, ông Việt cho rằng, hiện nay chính sách pháp luật trong quản lý bia khá đầy đủ, toàn diện từ khâu đầu tư, sản xuất kinh doanh đến phân phối, quản lý thị trường, thuế,… Bên cạnh đó, việc dán tem bia không có tác dụng trong công tác chống buôn lậu, hàng giả. Bởi các sản phẩm bia đều được các DN đăng kí chất lượng, nhãn mác, mã vạch, mã số với cơ quan quản lý nhà nước. Các nội dung này đều ghi các thông tin đầy đủ theo quy định. Việc kiểm tra, truy nguồn gốc sản phẩm rất dễ dàng nên không cần thiết phải dán tem.

Trước đó, Bộ Công Thương đã đưa ra dự thảo đề án nâng cao quản lý nhà nước về ngành bia, trong đó có nội dung dán tem trên sản phẩm bia.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm