Đã chuyển công an trên 30 trường hợp liên quan đa cấp

Theo Cục cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Bộ Công Thương) giai đoạn 2015-2020, số lượng doanh nghiệp (DN) bán hàng đa cấp tại Việt Nam có xu hướng giảm mạnh từ 67 DN xuống còn 22 DN vào cuối năm 2020.

Gần đây việc các DN hoạt động bán hàng đa cấp bị kiểm soát chặt chẽ, các hình thức biến tướng, lợi dụng mô hình kinh doanh đa cấp để trục lợi, lừa đảo có xu hướng tăng nhanh, đa dạng về hình thức hoạt động.

Chẳng hạn, kêu gọi đầu tư thông qua việc mua cổ phần, mua phân quyền kinh doanh, huy động đầu tư tài chính, tiền ảo đến những hình thức như mua sắm hoàn tiền, bán khóa học online… 

Vitae giới thiệu thu nhập khi tham gia. Ảnh: Bộ Công Thương.

Thời gian qua, nhằm đấu tranh với loại hình tội phạm kinh doanh đa cấp không phép, Bộ Công thương đã chủ động thu thập thông tin, đăng tin cảnh báo về những biểu hiện kinh doanh đa cấp biến tướng như sàn thương mại điện tử huy động vốn Onelinknetwork.com; ChiliMall.net; Vitae.co, Crowd1.com; Tcapital.org; Sản phẩm công nghệ (OWIFI); đầu tư ngoại hối và quyền chọn nhị phân (Forex và BO)…

Đáng chú ý, từ năm 2019 đến nay Bộ Công thương đã chuyển cơ quan công an trên 30 trường hợp để theo dõi và xử lý theo thẩm quyền mô hình kinh doanh của những trường hợp có dấu hiệu kinh doanh theo phương thức đa cấp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Tuy nhiên, thị trường bán hàng đa cấp vẫn phức tạp và nhạy cảm trong quản lý khi phương thức hoạt động của các đối tượng ngày càng tinh vi, lợi dụng môi trường mạng để kêu gọi người tham gia dưới các danh nghĩa kinh doanh 4.0, công nghệ số,…

Bên cạnh đó, người dân tham gia hoạt động của các công ty đa cấp trái phép thường không thông tin cho cơ quan quản lý ngay từ đầu, đến khi hệ thống sụp đổ, thiệt hại về tài sản mới trình báo đến các cơ quan có thẩm quyền.

Do đó, ngoài sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, Bộ sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, khuôn khổ pháp luật.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả hoạt động bán hàng đa cấp ở địa phương. Giải quyết mâu thuẫn giữa bản chất hoạt động truyền miệng, không có địa điểm cố định của hoạt động bán hàng đa cấp với khó khăn trong công tác quản lý tại địa phương khi DN không có địa điểm hoạt động cố định...

Doanh thu bán hàng đa cấp năm 2020 hơn 15.000 tỉ đồng

Giai đoạn 2015-2020, doanh thu bán hàng đa cấp tại Việt Nam tăng trưởng bình quân đạt 16%, thuộc top 5 quốc gia có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới (năm 2019). Theo đó, năm 2015 doanh thu bán hàng đa cấp 8.000 tỉ đồng, đến năm 2020 đạt 15.389 tỉ đồng.

Cũng trong giai đoạn 2015-2020, lượng người tham gia bán hàng đa cấp mỗi năm trung bình khoảng 800.000 người. Riêng năm 2018 lượng người tham gia cao nhất ở mức gần 1.250 ngàn người.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai 65 đoàn thanh tra, kiểm tra xử phạt hơn 13 tỉ đồng, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp của 24 DN. 

Phạt hai công ty đa cấp gần 1 tỉ đồng
Phạt hai công ty đa cấp gần 1 tỉ đồng
(PLO)- Tính đến ngày 18-12, thị trường còn 22 doanh nghiệp đang hoạt động theo quy định của nghị định 40 về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm