Công nhân Đà Nẵng 'tay xách, nách mang' đổi ca làm việc 3 tại chỗ

Sáng 26-8, rất đông công nhân tại nhiều công ty thực hiện việc đổi ca sau 10 ngày làm việc dưới hình thức "3 tại chỗ". TP quán triệt việc đổi ca làm việc chỉ được thực hiện từ 5 giờ - 9 giờ trong ngày.

Khác với khung cảnh vắng vẻ của nhiều ngày qua, đường phố Đà Nẵng trở nên đông đúc hơn mọi ngày, người đi trên đường phần lớn là công nhân, viên chức đang làm việc tại các khu công nghiệp, cơ quan nhà nước.

Nhiều người chất tủ lạnh, hành lý trên xe máy di chuyển đến công ty để chuẩn bị làm việc trong một thời gian dài. 

Đường phố trở nên đông đúc hơn trong 4 giờ TP thực hiện đổi ca. Ảnh: B.T 1 Đường phố trở nên đông đúc hơn trong 4 giờ TP thực hiện đổi ca. Ảnh: B.T 2
Đường phố trở nên đông đúc hơn trong 4 giờ TP thực hiện đổi ca. Ảnh: BT

Ghi nhận tại KCN Hòa Khánh (quận Liên Chiểu) sáng nay, các công ty ở khu vực này thực hiện phân bổ thời gian đổi ca hợp lý, nên không xảy ra hiện tượng ùn ứ người trong quá trình đổi ca.

Bắt đầu từ 5 giờ 30 cùng ngày, nhiều công nhân chuẩn bị hành lý di chuyển về các công ty. Ảnh: BT 

Tại Công ty TNHH Điện tử Việt Hoa, công nhân ra vào được thực hiện test nhanh COVID-19, thực hiện khai báo y tế đầy đủ. Lực lượng bảo vệ thực hiện đo thân nhiệt để kịp thời phát hiện trường hợp có bệnh liên quan đến COVID-19.

"Thời gian qua, tuy làm việc trong điều kiện 3 tại chỗ nhưng tôi cảm thấy rất thoải mái, công ty cũng tạo điều kiện tốt nhất để anh em có thể vừa làm việc vừa sinh hoạt tại chỗ", anh Phùng Xuân Tường, nhân viên bảo dưỡng tại công ty Việt Hoa, chia sẻ.

Lượng người đi làm đông, nhiều tuyến phố phải tăng cường kiểm soát người đi lại. Trong ảnh: Tuyến phố khu vực đường Âu Cơ (quận Liên Chiểu). Ảnh: BT

Những công nhân phải xuất trình được giấy triệu tập của công ty mới được phép di chuyển. Ảnh: BT 

Phần lớn các công ty đều bố trí thời gian từ 7 giờ đến 8 giờ cho nhân viên thực hiện việc đổi ca, nhưng nhiều công nhân vẫn cố gắng đến sớm trước 1 tiếng vì không muốn tập trung đông người vào cùng một thời điểm.

Anh Nguyễn Kiên, làm việc tại Công ty TNHH Kim Sora (đường số 3, KCN Hòa Khánh) cho hay, có việc làm trong thời điểm dịch bệnh là một điều may mắn. "Làm việc trong điều kiện 3 tại chỗ tuy có hơi bất tiện, nhưng vì tình hình chung nên tôi sẽ cố gắng", anh Kiên nói.

 Nhiều công nhân cho biết đã chuẩn bị hành lý trong 10 ngày làm việc tiếp theo. Ảnh: BT  

Xe máy là phương tiện duy nhất của công nhân trở về nhà. Mang theo nhiều đồ đạc đến nỗi không có chỗ để chằng buộc. Ảnh: BT

Nhân viên vào công ty hay trở về nhà cũng đều phải đo thân nhiệt, đảm bảo tình huống xấu nhất không xảy ra. Ảnh: BT

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 cuối ngày 25-8, ông Nguyễn Văn Quảng (Bí thư Thành ủy Đà Nẵng) lưu ý, từ 5 giờ đến 9 giờ ngày 26-8 là thời gian để các công ty, doanh nghiệp, cơ quan đổi người, đổi ca kíp, nhân lực, đề nghị các lực lượng tuần tra nhắc nhở người dân, công nhân từ các nhà máy về nhà và từ nơi ở đến nơi công tác để thực hiện việc đổi ca một cách an toàn.

Lượng người đi đường tăng đột biến, nhiều chốt kiểm soát dịch đẩy nhanh quá trình kiểm tra để tránh tình trạng ùn ứ. Ảnh: BT

Được biết, từ 5 – 9 giờ lực lượng công an duy trì kiểm tra đột xuất, không tổ chức chặn ở các chốt để kiểm tra. Sau 9 giờ thực hiện tuyệt đối kiểm tra, xử lý nghiêm tất cả những người còn ngoài đường, ngoài các cơ sở được phép hoạt động, kể cả các cơ quan. Ảnh: BT

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.