Cổ phiếu FLC bị bán tháo, mất gần 3.000 tỉ đồng

Trước các thông tin được công bố cụ thể của cơ quan quản lý nhà nước xung quanh việc tỉ phú Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch FLC bán cổ phiếu nhưng không công bố, các nhà đầu tư đã bán tháo cổ phiếu FLC.

Theo đó, cổ phiếu FLC đã bị bán gần như hết biên độ cho phép trên thị trường chứng khoán khi giảm 6,78% giá trị, tương đương 1.350 đồng/cổ phiếu.

Như vậy với hơn 709 triệu cổ phiếu đang lưu hành, cổ phiếu FLC đã mất gần 1.000 tỉ đồng giá trị vốn hoá trong phiên sáng nay.

Nếu tính chung từ ngày 10-1 cho đến hôm nay (12-1), cổ phiếu FLC đã mất đến 4.000 đồng, đồng nghĩa mất đến 2.900 tỉ đồng giá trị vốn hoá.

Trước đó, ngày 10-1, tỉ phú Trịnh Văn Quyết bị phát hiện bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC mà không công bố thông tin. Sau đó, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã quyết định phong tỏa tài khoản chứng khoán của ông Quyết. Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cũng huỷ bỏ giao dịch ngày 10-1 của ông Quyết.

Phiên giao dịch sáng nay, thị trường chứng khoán đỏ rực trước hàng loạt diễn biến mới nhất đến từ các cổ phiếu bất động sản bị giảm sập sàn. Do đó, VN Index mất đến 16,58 điểm, xuống còn 1.475 điểm. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

ĐHĐCĐ năm 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công

(PLO)- Sáng 28-3, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

Giá vàng miếng SJC bất ngờ 'nóng' trở lại

(PLO)- Thị trường vàng trong nước có phiên tăng giá thứ hai liên tiếp. Đáng nói là trong khi vàng nhẫn tăng không đáng kể thì vàng miếng SJC lại có bước nhảy vọt, vượt mốc 81 triệu đồng/lượng.

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

Tranh cãi về đề nghị điều tra chống bán phá giá thép Trung Quốc

(PLO)- Hai doanh nghiệp sản xuất thép có thị phần lớn ở Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Bộ Công Thương đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thông tin này gây ra nhiều ý kiến trái chiều trong nội bộ ngành thép.