Chủ đầu tư công trình xanh dám hy sinh lợi nhuận?

Đó là quan điểm chung của nhiều chuyên gia và doanh nghiệp đưa ra tại Hội thảo Phát triển Công trình Xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam vừa tổ chức tại TP.HCM ngày 9-9.

Theo ông, Nguyễn Bá Thành - Phó giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, trong số hàng ngàn công trình đang xây dựng trên địa bàn TP.HCM tính đến tháng 08/2017 mới chỉ có 7 công trình đạt được các chứng chỉ Công trình Xanh. Cụ thể, có 3 công trình chung cư, 2 công trình văn phòng, 1 công trình trường học và 1 công trình công nghiệp. Trong đó, 1 số công trình đạt các chứng chỉ uy tín thế giới như chứng chỉ LEED, EDGE.

Phát biểu tại Hội thảo, Bà Phan Thị Mỹ Linh – Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết: “Để tăng trưởng các công trình xanh, chúng ta còn rất nhiều việc phải triển khai như thị trường vật liệu và công nghệ cho công trình xanh còn hạn chế; công tác công nhận Công trình xanh còn rất khiêm tốn so với các quốc gia láng giềng như Sigapore, Malaysia, Trung Quốc... "

"Các công cụ phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về Công trình xanh, tiết kiệm năng lượng vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu, chưa được triển khai trên diện rộng, các chính sách ưu tiên, ưu đãi chưa đa dạng để thu hút sự quan tâm của chủ đầu tư".

"Bộ Xây dựng đang xây dựng tiêu chí để đánh giá công trình xanh và chúng tôi xác định các tuyến nội dung của Công trình xanh đó là: Kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và lựa chọn quy mô hợp lý, tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, sử dụng vật liệu thân thiện môi trường... Đó là những nội dung mà chúng tôi muốn đưa vào bộ tiêu chí đánh giá Công trình xanh", Thứ trưởng Linh chia sẻ.

Công trình xanh là hướng đi tất yếu mà thị trường xây dựng bất động sản Việt Nam cần phải hướng tới, chỉ là vấn đế sớm hay muộn mà thôi.

Chia sẻ kinh nghiệm của nhà xây dựng Công trình Xanh tại Việt Nam , ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CotecCons Group cho rằng: "Nói đến xây dựng Công trình Xanh thì phải phát sinh thêm chi phí đăng ký, nên nhiều đơn vị thực tế làm Công trình Xanh nhưng không đăng ký. Công trình Xanh bao gồm thiết kế, thi công nhưng quan trọng nhất vẫn là chủ đầu tư".

“Bởi để đầu tư một công trình xanh đúng tiêu chuẩn, chẳng hạn như dự án Diamond Lotus, chủ đầu tư muốn xây dựng đảm bảo chất lượng chuỗi căn hộ xanh theo tiêu chuẩn Leed của Mỹ và Lotus của Việt Nam, đã đội chi phí đầu tư ban đầu cho một công trình xanh cao hơn từ 10-15% so với một công trình bình thường. Điều này sẽ ảnh hưởng đến giá cả và tác động rất lớn đến tâm lý người mua hàng. Do đó, nếu chỉ vì bài toán lợi nhuận thì chắc chắn thì tiêu chí xây dựng công trình xanh không phải ưu tiên hàng đầu của chủ đầu tư. Chính vì thế, để có một công trình xanh đúng nghĩa, đúng tiêu chuẩn thì những yếu tố như chủ đầu tư có dám làm không, dám đầu tư nhiều tiền hơn không và có dám hy sinh cho cộng đồng hay không mới là điều tiên quyết”, ông Dương chia sẻ.

Từ kinh nghiệm thực tế của một doanh nghiệp bất động sản đầu tiên theo đuổi mục tiêu xây dựng chuỗi căn hộ xanh, bà Lưu Thị Thanh Mẫu – Tổng giám đốc Công ty Phúc Khang, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng: Để xu hướng xây dựng công trình xanh phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, các cơ quan ban ngành cần có cơ chế để khuyến khích đầu tư công trình xanh, xây dựng chính sách ưu đãi về nhiều mặt cho các nhà đầu tư tham gia phát triển công trình xanh. Cụ thể như ưu đãi về thuế, các thủ tục hành chính, hệ số qui hoạch, ữu đãi hơn về đơn giá thiết kế và xây dựng công trình xanh”.

Bà Vũ Thị Kim Thoa - Trưởng đoàn tư vấn Chương trình năng lượng sạch USAID Việt Nam cho biết công trình xanh có thể tiết kiệm 50% tiêu thụ năng lượng so với thiết kế ban đầu mà không làm tăng chi phí. Lợi ích rõ ràng nhất của công trình xanh là giảm chi phí vận hành (thường chiếm hơn 80% chi phí đầu tư). Qua đó, làm tăng giá trị tài sản, mức hoàn vốn đầu tư nhanh, hấp dẫn khách hàng.

Bên cạnh ý nghĩa thiết thực của Hội thảo Phát triển Công trình Xanh trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Việt Nam, còn diễn ra lễ ký kết giữa Hiệp hội BĐS Việt Nam và Chuỗi liên các nhà phát triển Công trình Xanh.

Sáu doanh nghiệp tham gia lễ ký kết lần này gồm: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang, Công ty Cổ phần Xây dựng COTEC (CotecCons), Công ty tư vấn GreenViet, Scheneider Electric, Công ty CP gạch khối Tân Kỷ Nguyên và CLB Kiến trúc Xanh TP.HCM. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm