Chăm sóc khách hàng: Quyền hay nghĩa vụ?

Công ty này cũng thống kê có trên 2.000 tivi đã được đưa ra thị trường và cần được “khám bệnh”. Thế nhưng rất ít người tiêu dùng mang tivi đi sửa.

Có vẻ người tiêu dùng còn lạ lẫm với việc thu hồi - sửa chữa miễn phí này nên ít theo dõi thông tin hoặc tuy biết thông tin nhưng không quan tâm lắm đến việc sửa chữa sản phẩm. Thậm chí nhiều người có thể nghĩ rằng mang sản phẩm đi sửa làm gì cho mất công, đợi khi nào sản phẩm bị hư thì mang đi sửa cũng chẳng muộn gì!

Thế nhưng việc thu hồi và sửa chữa sản phẩm không đơn giản chỉ là chuyện văn minh, văn hóa chăm sóc khách hàng. Theo quy định của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (có hiệu lực từ 1-7-2008), nếu nhà sản xuất không thông báo công khai về khuyết tật của hàng hóa mà để khuyết tật này gây thiệt hại cho khách hàng thì nhà sản xuất sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại. Các thiệt hại bao gồm bồi thường sản phẩm, bồi thường cả về sức khỏe của người tiêu dùng... Tuy nhiên, nhà sản xuất sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường nói trên nếu đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật trước thời điểm hàng hóa gây ra thiệt hại.

Như vậy, nếu người tiêu dùng không cẩn thận mà bỏ sót các cơ hội được chăm sóc thì coi như chịu thiệt hại (nếu có) mà không được bồi thường. Tính ra, với người tiêu dùng thì đây là trách nhiệm theo dõi thông tin để tự bảo vệ mình và trách nhiệm mang hàng đi sửa để khỏi phải chịu hậu quả bất lợi về sau.

Lâu nay, doanh nghiệp Việt Nam cũng không mặn mà gì với việc “vạch áo cho người xem lỗi”. Tuy nhiên hiện nay, việc công khai lỗi sản xuất lại thành một quyền của doanh nghiệp, là một cánh cửa thoát hiểm để doanh nghiệp đỡ phải bồi thường các thiệt hại phát sinh.

QUỲNH NHƯ

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm