Cận cảnh Black Friday: Nơi tấp nập, nơi đìu hiu

Những năm gần đây, ngày Black Friday đã trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới. Không chỉ ở Mỹ, Black Friday đã lan ra nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Theo đó, khi nói đến Black Friday, người ta ngay lập tức nghĩ tới hai cụm từ: "siêu giảm giá" và “các đám đông hỗn loạn”. Không khó để lý giải điều này khi vào ngày Black Friday, phần lớn các hệ thống bán lẻ lớn đều đưa ra các mức giảm giá 5%-50%, thậm chí 70% để bán được nhiều hàng hóa.

Những cửa hàng đưa ra mức giảm giá khá hấp dẫn để lôi kéo người tiêu dùng.

Để thu hút sự chú ý, nhiều cửa hàng làm hẳn một bảng hiệu riêng dành cho ngày giảm giá.

Một khu mua sắm lớn ở quận 3 tấp nập khách ra vào.

Dù là giờ chiều nhưng một cửa hàng thời trang vẫn tấp nập khách.

Không chỉ khách hàng nữ, khách hàng nam cũng tranh thủ mua sắm vào dịp "siêu giảm giá" này.

Nhiều khách hàng tranh thủ mua sắm tại nhiều địa điểm.

Khách hàng săn được khá nhiều đồ của mỗi hãng khác nhau.

Mặc dù vậy, ở một số cửa hàng dù có đưa ra mức giá chỉ từ 50.000 đồng/sản phẩm vẫn đìu hiu khách mua sắm.

Dù trở biển giảm giá nhưng một hãng bán quần áo có tiếng trên đường Lê Văn Sỹ vẫn thưa thớt khách.

Bên cạnh nhiều mặt hàng được giảm giá thật, vẫn còn không ít các sản phẩm bị nâng giá lên cao gấp 2-3 lần rồi giảm giá ảo để lừa dối khách hàng. Đặc biệt là các mặt hàng điện tử. Ví dụ như 

Giá bán của laptop ASUS này chỉ xấp xỉ 17 triệu đồng nhưng người bán tăng lên 22.790.000 đồng để giảm 32% còn 15.490.000 đồng.

Tương tự, một sản phẩm khác như thẻ nhớ dùng cho máy ảnh

Giá của thẻ nhớ dù đã giảm 40% nhưng thực chất giá giảm còn cao hơn hoặc bằng giá trị thật.

Trên thực tế, không chỉ trong ngày Black Friday, chiêu trò "làm giá" sản phẩm này được nhiều cửa hàng kinh doanh áp dụng vào mỗi dịp xả hàng. Vì vậy, trước khi quyết định mua một mặt hàng, người dùng có thể so sánh giá của sản phẩm đang sale với giá thị trường hoặc giá tại một số cửa hàng khác.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm