Có dễ 'thoát nạn' khi đang bơi gặp cá mập?

Cá mập là hình ảnh ám ảnh tâm trí nhiều người đang bơi hay chèo thuyền giữa đại dương. Cá mập thường được phim ảnh vẽ ra như những kẻ săn máu người nhẫn tâm nhưng thực tế đó cũng là loại sinh vật rất thông minh và hiếu kỳ.
Taylor Cunningham, nhà sinh vật học biển và nhà bảo tồn cá mập, kiêm hướng dẫn lặn an toàn với cá mập chia sẻ những kỹ năng “đối phó” nỗi sợ hãi mang tên cá mập.
Nghiên cứu các loài cá mập địa phương
Trong một vài thời điểm nhất định trong năm, một số loài cá mập tiến gần bờ hơn trong vùng nước ấm ven biển.
Ví dụ, ở Hawaii, cá mập hổ bơi gần bờ vào cuối mùa hè và đầu mùa thu để sinh con. Do đó, rất hữu ích nếu tìm hiểu hoạt động của cá mập ở địa phương để lựa chọn các hoạt động dưới nước một cách khôn ngoan.
Mang theo mặt nạ và vây khi bơi đường dài
Với dân bơi chuyên nghiệp thì không cần phải đeo mặt nạ và đeo vây mỗi khi bước chân xuống biển. Nhưng nếu bạn bơi đường dài và lo lắng mình có thể gặp cá mập thì nên dùng đến thiết bị này.
Cunningham cho biết cả hai dụng cụ này giúp người đang bơi nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh, chìa khóa để được an toàn trong đại dương.
Con người và cá mập vẫn có thể chung sống hoà bình.
Để những bộ bikini trắng, vàng ở nhà
Có thể khó tin nhưng màu sắc của quần áo và thiết bị của bạn rất quan trọng với cá mập.
"Cá mập có tầm nhìn đơn sắc, vì vậy nên tránh các màu như trắng, vàng hoặc neon khi bơi, lặn vì những màu sắc này nổi bật trong đại dương xanh. Thay vào đó, chọn màu tối hơn, như đen và xanh lam để giảm thiểu sự chú ý không mong muốn từ cá mập ”- Cunningham giải thích.
Đừng lo lắng nếu bị đứt tay hay trầy xước - cá mập không phản ứng với máu người
Có một niềm tin lâu đời rằng cá mập là loài có khứu giác tuyệt vời rất nhạy với máu người là sai.
Cunningham nói: “Cá mập không phản ứng với máu hoặc mùi hương của con người. Các nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu trong đó họ phát hiện ra rằng cá mập có phản ứng tối thiểu hoặc không có phản ứng trong não đối với con người."
Hành động như kẻ săn mồi, liên tục kiểm tra môi trường xung quanh
Bằng cách liên tục quay và quan sát xung quanh khi ở dưới nước, bạn đang truyền đạt rằng bạn là một kẻ săn mồi, không phải con mồi. Việc giống một kẻ săn mồi giúp bạn ít bị cá mập tiếp cận hơn.
Giao tiếp bằng mắt nếu nhìn thấy cá mập
Khi nhìn thấy một con cá mập, bản năng của nhiều người là bơi nhanh nhất có thể sang hướng khác, nhưng điều này có thể đang thông báo rằng bạn là con mồi và nên bị đuổi theo.
Bằng sự tự tin khi giao tiếp bằng mắt với cá mập, bạn đang khẳng định mình là một kẻ săn mồi. Tuy nhiên, cần có sự linh hoạt bởi có thể có nhiều cá mập cùng lúc. Vì vậy, sau khi bạn giao tiếp bằng mắt ban đầu, hãy quan sát những con cá mập khác xung quanh.
Tạo khoảng cách cần thiết với cá mập
Nếu cá mập đang tiến lại gần, hãy sử dụng vây, GoPro hoặc bất kỳ vật dụng rắn nào bạn có trên người để tạo khoảng cách giữa bạn và con vật. Khi đó, bạn đang gửi một lượng nước và một số thứ về hướng của chúng. Chúng có thể sẽ nhặt, va chạm và quay đi...
Từ từ lùi lại sau khi giao tiếp bằng mắt, nhưng tránh bắn tung tóe và gây tiếng ồn.
Lý do bạn chứng minh mình là kẻ săn mồi dưới nước là để nói với cá mập rằng bạn không phải là thực đơn của chúng.
Bắn tung tóe, la hét và gây ra cảnh náo loạn trên bề mặt có thể khiến chúng nghĩ rằng bạn là một con chim hoặc cá bị bệnh hoặc bị thương - những thứ có trong thực đơn yêu thích của cá mập.
Hiểu biết về cá mập sẽ bớt sợ hãi khi lỡ “đụng độ” cá mập.
Lưu ý ngôn ngữ cơ thể của cá mập
Cunningham giải thích cá mập vốn dĩ không phải là loài hung dữ nhưng chúng có thể giành lãnh thổ hoặc cạnh tranh. Cá mập sẽ sử dụng ngôn ngữ cơ thể của chúng trước các cuộc đối đầu.
Nếu bạn nhận thấy một con cá mập đang thả vây ngực (như khi mèo ưỡn lưng) hoặc há miệng (như khi chó gầm gừ), hãy từ từ lùi lại, cho nó không gian, và thoát ra khỏi mặt nước.
Hãy nhớ rằng cá mập luôn bơi và phớt lờ con người
Hầu hết mọi người đều cho rằng nếu có cá mập trong nước, họ sẽ cảm nhận được chúng, nhưng trên thực tế, Cunningham nói rằng cá mập luôn bơi và phớt lờ mọi người, giống như bất kỳ loài cá nào khác. Trong những năm qua, các cảnh quay bằng máy bay không người lái đã cho thấy những con cá mập trong tầm chân của những người đang bơi mà họ không hề biết.
Trên tất cả, đừng hoảng sợ!
Chìa khóa để vượt qua cuộc chạm trán nào với cá mập là hành động như một kẻ săn mồi. Cá mập không coi con người như một món mồi. Thông thường, cá mập hoàn toàn phớt lờ con người trong đại dương. Mặc dù giữ bình tĩnh khi đối đầu với cá mập có vẻ là điều không thể, nhưng không phải vậy.
Bạn chỉ cần biết một chút về hành vi của cá mập và học cách phản ứng phù hợp nếu bắt gặp cá mập khi đang bơi.
"Dừa rơi còn giết nhiều người hơn cả cá mập nhưng thực tế là không ai sợ dừa rơi"- Tay Cunningham phân tích.
Đại dương là ngôi nhà chung của các loài sinh vật biển, trong đó có cá mập.
Tôn trọng đại dương, ngôi nhà chung của cá mập và sinh vật biển
“Chúng ta cần hiểu rằng đại dương là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật hoang dã, không chỉ cá mập. Xâm nhập đại dương là con người đang xâm nhập ngôi nhà của các loài sinh vật biển.
Vì vậy, con người phải có trách nhiệm trong việc nhận thức những tác động của mình đối với đại dương và các động vật hoang dã hoặc các điều kiện có thể ảnh hưởng đến chúng”- nhà bảo tồn cá mập Taylor Cunningham nhấn mạnh. 

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Collagen 'thần dược chống già', thực hư ra sao?

Collagen 'thần dược chống già', thực hư ra sao?

(PLO)- Collagen-“từ khóa” khiến người ta lập tức liên tưởng đến hình ảnh da đẹp, căng mịn, trắng khỏe không tì vết. Trong tâm thức nhiều người, collagen là biểu tượng về chống lão hóa “vạn người mê”.