Trẻ tiểu học 'thay áo' cho rác thải tái chế

Đây là trường học đầu tiên tại quận 12, TP.HCM tổ chức ngày hội này nhằm hưởng ứng phong trào bảo vệ môi trường từ chủ trương của TP. Sau đó, quận sẽ nhân rộng hoạt động này đến các trường tiểu học và THCS trên địa bàn quận để giáo dục HS bảo vệ môi trường. 

Tại đây, các em HS được tham gia nhiều hoạt động bổ ích và sôi nổi xung quanh chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường - Khoác áo mới cho rác thải tái chế”. Cụ thể như: Trò chơi tiếp sức “phân loại rác”, Trò chơi lắp ghép những tấm áp pic tuyên truyền về môi trường, làm “nông dân nhí” trồng cây xanh, tìm hiểu tài nguyên nước, làm đồ dùng học tập và đồ chơi từ vật liệu tái chế đã qua sử dụng như thùng carton, vỏ lon bia, báo cũ, vỏ chai nhựa,...

Các em đang được hướng dẫn tham gia trò chơi

Thiết kế  và tạo ra vật dụng từ các vật liệu đã qua sử dụng

Các em chụp hình lưu niệm bên những vật dụng tái chế đẹp mắt do các em tự làm ra

Góc trưng bày các đồ dùng học tập và đồ chơi do các em tạo ra từ vật liệu đã qua sử dụng

Thích thú tìm hiểu về tài nguyên nước

Các cô giáo hướng dẫn các em trồng cây xanh vào những ly nhựa nhỏ đã không còn sử dụng

Theo hiệu trưởng nhà trường Phạm Thị Kim Ngân, trường mong muốn thông qua các hoạt động này sẽ giúp các em được trải nghiệm thực tế, giúp các em biết yêu thiên nhiên, hiểu được tầm quan trọng của môi trường với cuộc sống và hơn nữa biết cách chăm sóc, giữ gìn hành tinh xanh. Từ đó, các em sẽ ý thức hơn trong học tập và sinh hoạt để bảo vệ môi trường xung quanh mình.

Bà Ngân cho biết không chỉ dừng lại ở ngày hội này, trước đó, trường đã có nhiều hoạt động kéo dài trong hai tuần để hướng đến chủ đề giáo dục bảo vệ môi trường này. Cụ thể, trường mời các chuyên gia về tập huấn cho tất cả giáo viên và HS nhà trường về lợi ích, tầm quan trọng cũng như cách thức phân loại rác thải tại nguồn; tập huấn những nội dung giáo dục giúp các em thêm yêu động vật, yêu cây xanh và biết đến những vấn đề đang đe dọa môi trường sống; tổ chức các hoạt động “Giáo dục bảo vệ môi trường thông qua Ý thức phân loại rác tại nguồn và khoác áo mới cho rác phế thải tái chế”...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm