Tại sao nhà tuyển dụng 'hiểu lầm' đơn xin việc của bạn?

Một nghiên cứu đã cho thấy, những nhà tuyển dụng hay có những phán đoán sai lầm về tính cách các ứng viên dựa trên những gì họ đọc được trong đơn xin việc.

122 nhà tuyển dụng đã đánh giá đơn xin việc của 37 sinh viên. Trong mỗi trường hợp, họ được yêu cầu đánh giá 77 khía cạnh của văn bản mà những nhà tâm lý học gọi là “5 đặc điểm tính cách lớn nhất”.

Chúng bao gồm sự cởi mở, sự tận tâm, hướng ngoại, sự dễ chịu, và sự lo lắng thái quá.

Cùng lúc đó, những sinh viên sẽ làm các trắc nghiệm để xem tính cách thật chiếm ưu thế trong họ là gì. 

Kết quả qua thấy, những nhà tuyển dụng đánh giá khá kém tính cách của ứng viên thông qua đơn xin việc. Họ đặc biệt đánh giá cao hơn thực tế về tính hướng ngoại của một người, và đánh giá thấp sự tận tâm của ứng viên so với thực tế.

Những ứng viên có đơn xin việc hấp dẫn với những khoảng cách dòng đôi được đánh giá cao hơn người dùng cách dòng đơn.

Và người nói rằng họ hay làm tình nguyện viên được xem là có tổ chức tốt hơn những ứng viên khác. 

Hầu hết những phát hiện cho thấy, tính cách thật của ứng viên “chỉ có vai trò nhỏ trong khả năng có được việc làm”. Những nhà tuyển dụng thường đánh giá tính cách dựa trên đơn xin việc, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng có việc làm của bạn. Từ đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời khuyên để giải quyết các vấn đề, như:

Nên đặt thành quả học tập trước thành quả làm việc trong đơn xin việc.

Ứng viên cũng nên thêm các vai trò lãnh đạo mà họ có được trong các tổ chức, và những sở thích thú vị của bạn - điều đó cho thấy bạn là con người quảng giao và dễ làm việc chung.

Ứng viên nên tránh làm những đơn xin việc “nổi bật” bằng cách dùng font chữ hay kiếu dáng bất thường.

Một điểm khác cần đặc biệt tránh là đưa những lời trình bày mang tính cá nhân vào đơn xin việc.

Theo những nghiên cứu, nhà tuyển dụng chỉ dùng khoảng 6 giây để lướt qua một đơn xin việc. Họ cần tìm bằng cấp và quá trình thăng tiến trong công việc của bạn để đưa ra quyết định.

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm ngoái cho thấy, một thư xin việc tốt còn hiệu quả hơn nhiều so với một lý lịch “sáng bóng”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm