Những trang sách 'vỡ lòng' không thể nào quên (Kỳ 3)

Đó là cuốn sách Quốc văn giáo khoa thư do nhóm soạn giả uy tín, gồm: Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận biên soạn cho lớp Đồng ấu (lớp 1), Dự bị (lớp hai) và Sơ đẳng (lớp 3). 

Bản in năm 1938

Bản in  tái bản gần đây nhất 2015 của NXB Trẻ

Quốc văn giáo khoa thư, bộ sách nằm trong hệ thống sách giáo khoa bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên được đem vào sử dụng để giảng dạy theo quy chế Cải cách giáo dục của Toàn quyền Đông Dương ngày 21-12-1917.

Ngoài Quốc văn giáo khoa thư còn có một quyển sách nữa, đó là Luân lý giáo khoa thư. Cả hai bộ sách giáo khoa được dùng giảng dạy ở bậc tiểu học dưới thời Pháp thuộc. Bốn tác giả biên soạn Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận đều là những học giả, nhà văn, nhà giáo dục nổi tiếng đương thời rất được tín nhiệm, các tác giả đã biên soạn bộ sách mang tính định hướng của một nền giáo dục.

Tuy hiện nay cả hai bộ sách này không còn dùng để giảng dạy nhưng vẫn có một số bài trong Quốc văn giáo khoa thư vẫn được dùng trong một số sách giáo khoa, kể chuyện. Chúng tôi xin lược trích:

Trang đầu tiên trong Quốc văn giáo khoa thư

Những trang sách 'vỡ lòng' không thể nào quên (Kỳ 3) ảnh 6

Bài ca dao đầu đời

Bài này hiện nay một số SGK vẫn dùng

Việc nhà nông gắn liền với hình ảnh con trâu

Các tác giả biên soạn dành tình cảm đặc biệt 4 trang sách với người sáng lập ra chữ Quốc ngữ - Alexandre de Rhodes. Tên ngài cũng được đặt song song tên ông tổ chữ Nôm Hàn Thuyên trước hội trường Thống Nhất, quận 1.

Bài ca dao nằm lòng trong ký ức mỗi người

Câu chuyện này đến nay vẫn được dùng trong SGK

Câu chuyện này đến nay vẫn được dùng trong SGK

Theo tác giả Trần Văn Chánh trong bài viết “Sách giáo khoa tiểu học thời Pháp thuộc” đăng trên Tạp chí Xưa & Nay, số 452 (tháng 10-2014), Quốc văn giáo khoa thư chia thành 2 quyển dành cho lớp Sơ đẳng (lớp Ba về sau) và lớp Dự bị (lớp Tư về sau hay lớp 2 ngày nay), Luân lý giáo khoa thư lớp Đồng ấu (lớp Năm về sau hay lớp 1 ngày nay).

Sách được biên soạn trong tủ sách “Việt Nam Tiểu học Tùng thư” do Nha Học chính Đông Pháp xuất bản khoảng năm 1926 và được sử dụng vừa chính thức vừa rộng rãi trong suốt giai đoạn trước năm 1949.

Quốc văn giáo khoa thư bao gồm những bài học ngắn (chừng 1/3 đến nửa trang giấy in khổ 13x19cm), chủ yếu bằng văn xuôi nhưng thỉnh thoảng có chen vào vài bài văn vần do nhóm tác giả tự sáng tác hoặc lấy từ ca dao hay trích tác phẩm thơ của người xưa.

Mỗi bài trước hết nêu Đại ý, Giải nghĩa (từ ngữ khó trong bài), rồi đến phần Bài tập và Làm văn. Nội dung bài học đa số kể những câu chuyện đơn giản dễ hiểu nhưng dễ gây xúc động lòng người, chú trọng đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho học sinh tuổi nhỏ, nên hiệu quả giáo dục rất cao.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm