'Nhiều học sinh học đại học chỉ để lấy cái bằng'

Ngày 4-4, Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức hội thảo đánh giá công tác tuyển sinh, tổ chức thi tốt nghiệp năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017.

Ông Nguyễn Hồng Minh, Tổng cục trưởng, Tổng cục Dạy nghề, cho biết hiện nay nhiều cử nhân ra trường không có việc làm. Đồng thời từ những chính sách phân luồng của Nhà nước, nhiều sinh viên đã bắt đầu chuyển hướng sang học nghề. Tuy nhiên, để giải một cách căn bản bài toán trên, Nhà nước cần quy định chặt chẽ hơn trong tuyển sinh ĐH.

"Chúng ta phải xác định được nhu cầu thị trường lao động đối với từng trình độ đào tạo, chẳng hạn trình độ ĐH cần bao nhiêu sinh viên, ngành nghề gì... Như hiện nay chúng ta không nắm nhu cầu thị trường nên không có định hướng, vì vậy học sinh chọn ngành theo nhu cầu bản thân hoặc học để có bằng cấp chứ không phải học để đáp ứng nhu cầu thị trường. Do đó mới xảy ra tình trạng nhiều phụ huynh muốn con em mình vào ĐH nhưng không biết sau này sẽ làm việc ở đâu..." - ông Minh nói.

'Nhiều học sinh học đại học chỉ để lấy cái bằng' ảnh 1
Ông Nguyễn Hồng Minh trả lời báo chí xung quanh việc tuyển sinh trường nghề năm 2017. Ảnh: VIẾT LONG

Ông Minh cũng thừa nhận theo Bản tin khảo sát thị trường lao động cho thấy một nghịch lý học càng cao thì thất nghiệp càng nhiều. Trong đó, học sinh CĐ ra trường trước ngày 31-12-2016 thất nghiệp cao chủ yếu do nhóm này học lý thuyết nhiều nhưng thực hành ít. Tuy nhiên, với trình độ CĐ nghề hiện nay, tỉ lệ học sinh ra trường có việc làm rất cao, đặc biệt ở những trường nghề chất lượng cao và ngành nghề trọng điểm.

 "Theo định hướng, tỉ lệ đào tạo thực hành dự kiến sẽ từ 50% trở lên, chủ yếu ở lĩnh vực kinh tế, kinh doanh. Riêng với lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ, tỉ lệ này sẽ còn phải cao hơn nữa..."- ông Minh nhấn mạnh.

Hai bộ mâu thuẫn một quy định

Liên quan đến việc Thông tư 32 của Bộ GD&ĐT giảm việc đào tạo CĐ trong giáo dục ĐH mỗi năm 20% so với năm 2015 và tới năm 2020 sẽ không còn đào tạo CĐ trong giáo dục ĐH. Tuy nhiên, Luật Giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ năm 2015 lại cho phép cơ sở giáo dục ĐH đào tạo được cấp giấy chứng nhận nghề nghiệp. Nghĩa là không cấm trường ĐH đào tạo trung cấp, CĐ. Điều này sẽ bao gồm cả CĐ. 

Ông Nguyễn Hồng Minh cho biết về nguyên tắc, Luật do Quốc hội ban hành. Luật luôn có phạm vi, hiệu lực cao hơn các quy định của Bộ, ngành và Chính phủ. Do đó, trong trường hợp này, các trường ĐH đăng ký hoạt động về lĩnh vực trên, Tổng cục Dạy nghề vẫn tuân theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Khi nào Luật sửa đổi, chúng tôi sẽ thực hiện theo quy định mới.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10,

Hà Nội chốt thi 3 môn vào lớp 10,

(PLO)- Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn vào lớp 10 là Toán, Văn, Ngoại ngữ trong kỳ thi vào THPT công lập, không có môn thứ tư. Hà Nội có khoảng 135.000 học sinh lớp 9, nhưng chỉ có khoảng 81.000 chỉ tiêu vào lớp 10 các trường công lập.