Ngành Tâm lý học, hiểu sao cho đúng?

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những ứng dụng của Tâm lý học và ngành học này hấp dẫn ra sao qua những chia sẻ của các giảng viên đến từ Bộ môn Tâm lý trường Đại học Hoa Sen (HSU).

Tham vấn - Trị liệu tâm lý, một ngành nghề ý nghĩa

Một trong những ứng dụng chính của tâm lý học là hỗ trợ những người gặp khó khăn về sức khỏe tâm thần. Khi những trở ngại trong cuộc sống tác động tiêu cực đến sức khỏe và tâm lý của cá nhân trong thời gian dài, họ sẽ cần sự hỗ trợ của nhà tham vấn tâm lý. Việc hỗ trợ phải đi đôi với tính bảo mật và tinh thần đạo đức hết sức chuyên nghiệp. Có thể nói, công việc của những nhà tham vấn là một công việc thầm lặng, đặt sự phát triển của thân chủ làm trọng tâm.

Công việc này đem lại những trải nghiệm hết sức quý giá cho người hành nghề. Bên cạnh đó, tham vấn tâm lý mang lại tác động tích cực lên xã hội khi chính sự thay đổi của nhiều cá nhân là nền tảng của sự thay đổi trong xã hội.

Chia sẻ trải nghiệm thú vị khi học ngành Tâm lý, bạn Lê Tấn Dũng, sinh viên ngành Tâm lý học HSU cho biết mỗi lần bước ra đường, khi giới thiệu là sinh viên tâm lý, Dũng đều nhận một câu hỏi chung là “Bạn có đang đọc được suy nghĩ của mình không?”. Khi đối diện với những câu hỏi đấy, bản thân Dũng cảm thấy hơi buồn cười một tí, thỉnh thoảng cũng có đùa “Ừ, cẩn thận đấy” nhưng cũng cần nghiêm túc để trả lời là: “Đây là một môn khoa học, phải mất rất nhiều thời gian để biết được tại thời điểm đó họ đang có vấn đề gì, chứ không phải việc đọc suy nghĩ của người khác”.

Một chuyên đề về tham vấn trị liệu do TS Moore (Hoa Kỳ) trình bày tại HSU.

Tâm lý học đường, hỗ trợ cho học sinh và nhà trường

Các khó khăn tâm lý ở đối tượng học sinh hiện đang được dư luận rất chú ý. Các nhà tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề này. Sử dụng kiến thức và kỹ năng chuyên môn, các nhà tâm lý học đường thiết kế, đánh giá và thực hiện các chương trình phòng ngừa cũng như can thiệp một cách khoa học tại các cơ sở giáo dục.

Thạc sĩ Trần Anh Vũ, tốt nghiệp Thạc sĩ Tham vấn Tâm lý tại Đại học Assumption, giảng viên Bộ môn Tâm lý HSU chia sẻ: “Chúng tôi luôn muốn nâng cao ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của Tâm lý học đường và sẵn sàng hỗ trợ, thực hiện các chương trình ứng dụng khoa học tâm lý trong các trường học”.

Thạc sĩ Anh Vũ cho biết thêm, Bộ môn Tâm lý học HSU đang nỗ lực để thúc đẩy việc thực hành tham vấn học đường một cách bài bản thông qua các chương trình tọa đàm với chuyên gia nước ngoài, các khóa huấn luyện liên kết với các tổ chức phi chính phủ tại các trường học, các mạng lưới liên kết đa ngành trong xã hội.

Thạc sĩ Trần Anh Vũ trong một buổi tọa đàm về Tham vấn Học đường tại HSU.

Xây dựng một nền tâm lý học thực chứng

Tâm lý học còn xây dựng nền tảng thực hành, ứng dụng dựa trên khoa học hết sức cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập và làm việc.

Thạc sĩ Phạm Thị Thủy Tiên, nhận học bổng Chevening tại Anh, giảng viên bộ môn Tâm lý trường Đại học Hoa Sen cho biết cần có các nghiên cứu về cách thức trẻ em học tập, ghi nhớ và tư duy. “Nếu các bậc cha mẹ, người chăm sóc, trường học và các cơ quan giáo dục được trang bị kiến thức dựa trên khoa học về sự phát triển của trẻ thì trẻ em Việt Nam không chỉ có thể trở thành những công dân hạnh phúc và có ích cho xã hội mà còn đạt được những phẩm chất ưu tú”, Thạc sĩ Phạm Thị Thủy Tiên chia sẻ.

Chương trình huấn luyện về Não bộ và Học tập ở trẻ em do Trung tâm Nghiên cứu và Tham vấn Tâm lý - ĐH Hoa Sen tổ chức với sự hướng dẫn của TS Paul Jantz (Hoa Kỳ).

Trong doanh nghiệp, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Giàu, với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo ứng dụng tâm lý cho các doanh nghiệp, cho biết tâm lý học giúp cá nhân xác định các công việc phù hợp với giá trị của mình. Lúc đó, “cá nhân sẽ cảm thấy hài lòng, gắn bó với công việc và gia tăng trải nghiệm hạnh phúc”.

Bên cạnh đó, tâm lý học được ứng dụng để làm tăng mức độ hài lòng trong công việc. Điều này giúp “hiệu quả làm việc tăng, các tương quan được cải thiện, tiềm năng và sức sáng tạo cũng được hiện thực hóa một cách tối đa”.

ThS Nguyễn Hồng Ân, Quyền Trưởng Bộ môn Tâm lý học HSU (ở giữa) tham gia hội thảo về Dịch vụ Hỗ trợ và Huấn luyện tinh thần cho nhân viên tại North Carolina, Hoa Kỳ.

Như vậy, qua chia sẻ của các giảng viên đến từ Bộ môn Tâm lý học trường Đại học Hoa Sen, có thể thấy các ứng dụng của tâm lý học rất phong phú và đem lại những lợi ích cho cá nhân và xã hội.

Để đạt được mục tiêu này, sinh viên cần được trang bị những kiến thức chuyên ngành khoa học và cập nhật, được hệ thống hóa hợp lý. Đồng thời, hiểu biết chuyên môn cần đi kèm với những trải nghiệm thực tế để sinh viên nắm rõ nhu cầu của cộng đồng cũng như cách thức ứng dụng tâm lý học một cách hiệu quả vào trong cuộc sống.

Năm 2020, trường Đại học Hoa Sen chuyển đổi mã trường thành HSU. Trường tuyển sinh 3.500 chỉ tiêu cho 29 ngành đào tạo bậc đại học (các chương trình: chương trình Hoa Sen năm sao plus, chương trình năm sao và chương trình bốn sao; trong đó có 5 ngành mới tuyển sinh gồm: Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Quản trị sự kiện, Nghệ thuật số, Bảo hiểm) với 5 phương thức tuyển sinh dành cho học sinh tốt nghiệp THPT trong nước và ngoài nước, các trường quốc tế được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận tại Việt Nam.

Ngay từ bây giờ, thí sinh có thể nộp hồ sơ xét tuyển học bạ 5 kỳ qua bưu điện hoặc trực tiếp tại Trường Đại học Hoa Sen, địa chỉ:

· Số 8 Nguyễn Văn Tráng, quận 1, TP.HCM

· Điện thoại: (028) 7300 7272,  Hotline: 0908 275 276

·Email:tuyensinh@hoasen.edu.vn   Website: https://tuyensinh.hoasen.edu.vn/


Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm