Mỹ loay hoay cứu chữ viết tay

Mỹ loay hoay cứu chữ viết tay ảnh 1
Những người ủng hộ lối viết chữ thảo cho rằng
việc giảng dạy chữ viết tay rất có giá trị.

Mặc dù các bài kiểm tra tiêu chuẩn có thể không kiểm tra cách viết những chữ in hoa bay bổng và uốn lượn, nhưng những người ủng hộ lối viết chữ thảo cho rằng việc giảng dạy chữ viết tay rất có giá trị và họ hy vọng sẽ cứu nét truyền thống này khỏi bị xoá bỏ khỏi lĩnh vực giáo dục. Hãng tin ABC đưa tin,  41 bang đã áp dụng "các tiêu chuẩn cơ bản chung của Liên bang cho tiếng Anh", bỏ qua chữ viết tay trong những chương trình giảng dạy thiết yếu. Hiện nay viết tay đã không còn là yếu tố bắt bắt buộc, do đó các trường học trên khắp nước Mỹ đang tranh luận nên hay không chi tiêu cho việc giảng dạy và đào tạo cách viết tay truyền thống. Tại New York, một số trường học đang xem xét sẽ loại bỏ hoàn toàn. Deb Fitzgerald, một giáo viên cấp hai tại  Trường tiểu học Van Schaick ở Cohoes, cho biết cô muốn bỏ qua môn học này và tập trung thời gian lên lớp cho những chủ đề khác. Các trường học ở bang Colorado cũng tham gia vào cuộc thảo luận tương tự. Một số giáo viên tin rằng chữ thảo đã lạc hậu và học sinh nên chuẩn bị cho tri thức thời hiện đại thì hơn. Susana Cordova, giám đốc học viện của nhóm trường công lập Denver cho biết: "Trường học của chúng tôi rất chú trọng đến việc sử dụng giấy và bút chì. Tuy nhiên, ở các trường học có tính sáng tạo cao, họ luôn cập nhật những công nghệ mới nhất. Tôi biết việc viết tay trên giấy luôn có một vai trò quan trọng nhất định. Nhưng với kinh nghiệm của chúng ta, việc dành 30 phút mỗi ngày cho luyện tập chữ thảo trong lớp học có lẽ không nên tiếp tục nữa". Tuy nhiên, giống như 2 vòng xoáy của chữ S, cuộc tranh luận này cũng có 2 mặt. Cindee Will, trợ lý hiệu trưởng tại trường tiểu học James Irwin, cho rằng việc lựa chọn để dạy chữ thảo không phải là về thẩm mỹ hay sở thích, mà là mang đến cho trẻ em những công cụ tinh thần cần thiết để học tiếng Anh. Cô giải thích, các nét chữ được nối với nhau giúp hướng dẫn mắt học sinh nhìn từ trái sang phải và tăng cường mối liên kết giữa đọc và viết. "Khi trẻ em học đến lớp ba và bốn, nếu chúng được học soạn thảo văn bản, chúng có thể vận động trí óc nhiều hơn cho so với việc sử dụng máy móc”, cô nói. Lý do trên được áp dụng triệt để tại học viện Camperdown ở Greenville, S.C, là một trường tư thục nơi giảng dạy những học sinh mắc hội chứng khó đọc vượt qua khuyết tật của mình. Những giáo viên của trường Camperdown thường xuyên sử dụng cách viết thảo, hướng dẫn học sinh cách tạo từ và phát triển các câu theo cấp độ khó hơn. “Học sinh sẽ tiến bộ rất nhiều nếu chúng có thể tương tác với những gì được học". Với những người khác, sự tương tác của chữ thảo không chỉ liên quan đến những tác động vật lý đến văn bản, mà còn có giá trị với cộng đồng và di sản. Khi bà Pam Bates phát hiện ra chữ viết tay sẽ không còn được giảng dạy tại trường học của con gái bà, bà đã quyết định hành động. Bates mở cửa và điều hành một câu lạc bộ viết chữ thảo và bây giờ bà giúp 40 sinh viên khác nghề viết chữ thảo bằng cách duy trì một truyền thống lâu đời. Bà cho biết: "Tôi hoàn toàn hiểu được rằng chúng ta đang sống trong một thế giới của công nghệ. Nhưng tôi thuộc lớp học sinh cũ, những người tin rằng bạn không thể quên điểm xuất phát của những gì bạn đang có. Và những sự cố tin học sẽ sớm xảy ra thôi!” Mặt dù dễ bị coi là kẻ thù của thủ công, nhưng công nghệ vẫn không thể chinh phục được hoàn toàn giới chuộng chữ viết tay. Chương trình phân tích, reCAPTCHA, Trường ĐH Carnegie Mellon được phát triển để dễ dàng tìm kiếm và nhận dạng văn bản in thông qua máy móc. Tuy nhiên, khi nói đến bản thảo viết tay cũ, các bản dịch tốt nhất đều được tìm kiếm với đôi mắt của con người. Luis von Ahn , chuyên gia của nhón dự án đã hùng hồn tuyên bố: “ Sẽ chẳng còn ai đọc bản viết tay nữa!”. Cho đến nay, việc những thế hệ sau có còn được dạy cách đọc và viết những văn bản chữ thảo hay không vẫn còn là ẩn số.
Theo Hạnh Lê (VNN/  Huffingtonpost)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm