Lỗi viết CV tưởng nhỏ mà lớn không tưởng

Do đó, khi bắt đầu bước vào cuộc đua với rất nhiều ứng viên ưu tú không thua kém gì, bạn cần trang bị những vũ khí “đắc dụng” nhất. Ấn tượng đầu tiên bạn gây cho nhà tuyển dụng (NTD)  chính là bản CV của bản thân.
Lỗi viết CV tưởng nhỏ mà lớn không tưởng ảnh 1
 

CV chính là lý lịch trích ngang của các ứng viên. Bạn thường có suy nghĩ rằng mình có thể thuyết phục nhà tuyển dụng nhiều hơn vào buổi phỏng vấn nên thường lơ là khâu làm CV. Tuy nhiên, một số chia sẻ dưới đây của chị Hà Diệu Mỹ Linh (ảnh), Phụ trách mảng tuyển dụng và Đào tạo tại Công ty Cổ phần Bạch Minh - Vega Corporation, sẽ cho bạn thấy tầm quan trọng của một CV đạt chuẩn.

Tên email

Tên email cũng là một trong những chi tiết quan trọng đối với nhà tuyển dụng. Email cần ngắn gọn, dễ nhớ và quan trọng hơn là để họ biết “bạn là ai?”.

Tên email cũng phần nào đánh giá được con người và cách suy nghĩ của các bạn. Tên email của bạn phải chỉn chu, dễ nhớ, đừng để những email có cái tên nghịch ngợm, quá dài và nhiều ký tự vì sẽ gây ấn tượng xấu. Chẳng hạn hiện nay, có không ít bạn khi đi xin việc vẫn sử dụng những email như heoconhamchoi92@, nhocconluoiyeu…. Những địa chỉ email này cho thấy bạn ấy chưa “lớn”, chưa tự tin để “xưng danh” với nhà tuyển dụng.

Phải có chủ đề (Subject) và phần nội dung email rõ ràng.

Thông thường, nhà tuyển dụng đều nhắc các bạn phần Subject phải viết như thế nào, các bạn cần đặc biệt chú ý điểm đó. Những bức thư không tiêu đề, không nội dung, hoặc có những nội dung quá sơ sài hay dài quá mức cần thiết là điểm trừ không đáng có. Ngoài ra, tránh tuyệt đối những email có chủ đề như : CV xin việc, CV, Hồ sơ xin việc, Hồ sơ ứng tuyển,…

Bạn không thể viết một cái thư mà không có tiêu đề và không có nội dung được. Như vậy sẽ khiến NTD nghĩ đó là mộ cái mail “lỗi”, một email spam và không ngần ngại xóa bỏ ngay.

Phần nội dung email, không nên chép nguyên CV vào phần này, càng không nên để trống mà chỉ đính kèm tệp tin. Hãy coi email ứng tuyển là một bức thư ứng tuyển, ngắn gọn , súc tích và cho NTD lý do họ nên chọn để gặp mặt bạn.

Văn phong trong email

Những quy tắc cơ bản thì hầu như ai cũng biết nhưng không phải ai cũng ứng dụng được.

Giống như khi bạn viết thư tay,  bạn luôn biết phải mở đầu bằng một lời chào và kết thúc thư bằng kính ngữ. Nhưng khi viết email thì chả mấy ai chịu làm điều đó.

Trong một bức thư gửi cho nhà tuyển dụng, nếu bạn không biết phụ trách phòng nhân sự là nam hay nữ thì cách tốt hơn cả khi ghi phần chào hỏi là “Kính gửi phòng nhân sự” / “Kính gửi anh/chị phụ trách phòng nhân sự”. Tuyệt đối tránh việc gửi thư đi với lời mở đầu là “Chào anh / Chào chị / chào bạn” như vậy sẽ bị đánh giá là hơi quá thân mật, đôi lúc còn bị đánh giá là không biết trên biết dưới.

Phần nội dung cần ngắn gọn, rõ ràng với phong cách chững chạc, chuyên nghiệp và phải có phần kết bằng một câu chào trân trọng.

CV ứng tuyển cần có cấu trúc rõ ràng, rành mạch

Trước hết, CV xin việc thường bao gồm một số phần mục cơ bản sau: Thông tin cá nhân, Mục tiêu nghề nghiệp, Trình độ học vấn, Kinh nghiệm làm việc, Hoạt động ngoại khóa, Kỹ năng, Người tham khảo.

CV ứng tuyển cần tránh lan man theo kiểu trần thuật và trang trí rối mắt.. Điều quan trọng không phải là liệt kê tất cả những thế mạnh của bạn mà phải tập trung làm rõ thế mạnh mà nhà tuyển dụng đang cần cho vị trí công việc này.

 

CV chỉ là “vòng gửi xe thôi mà”, tại sao cần chú trọng đầu tư ?

CV và những thông tin bên trong của bạn sẽ chính là căn cứ để nhà tuyển dụng lựa chọn các câu hỏi cho vòng phỏng vấn. Bạn có thể hình dung, những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn sẽ là: “Trong CV em có viết…”, “Tôi đọc CV của em và thấy rằng…”, “Em có nói…”…

Ấn tượng đầu tiên là ấn tượng sẽ theo nhà tuyển dụng suốt những vòng sau. Rất nhiều nhà tuyển dụng thừa nhận nhiều khi cách viết CV của ứng viên ảnh hưởng đến họ rất nhiều trong việc ra quyết định khi có sự cân nhắc giữa hàng loạt ứng viên trình độ tương đồng.

Cuối cùng CV “chỉ là vòng gửi xe” nhưng nếu bị loại ngay từ vòng này thì chắc chắn bạn chẳng còn có cơ hội nào để gặp nhà tuyển dụng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm